Góc nhìn

Sự KHỔNG LỒ của Android!

0

 Trong sự kiện Google I/O 2021 vừa qua, Google cho biết đã có tới hơn 3 tỷ thiết bị Android đang hoạt động trên thế giới, tuy nhiên con số đó dường như vẫn chưa đủ để mô tả sự khổng lồ của hệ điều hành này. Android nó thực sự vươn ra khỏi  mà chúng ta nghĩ, không chỉ điện thoại. Từ TV, tủ lạnh, máy giặt, máy điều hoà, bình nóng lạnh,… rất nhiều thiết bị đang chạy hệ điều hành Android. Nó phổ biến, nó đa dụng và đó là một lợi thế mà iOS không bao giờ “đú” được.

Với Android, chúng ta có được nhưng tính năng hữu ích thực sự như

  • Cài đặt ứng dụng dễ dàng qua APK
  • Chuyển file qua lại thông qua lại thông qua Bluetooth
  • Cho phép người dùng tùy biến sâu hơn vào giao diện, tính năng

Thích là vậy nhưng anh em có hiểu bản chất tại sao dùng Android lại thoải mái và sung sướng đến vậy không?

Bản chất Android

Android bản chất là một hệ điều hành mở, trái ngược hoàn toàn với iOS. Apple phát hành iOS để dùng một mình, không chia sẻ cho ai. Còn Android thì được Google chia sẻ rộng rãi tới tất cả các tập đoàn trên thế giới có nhu cầu sử dụng. Chúng ta chỉ thấy các thương hiệu điện thoại gắn liền với cụm từ Android nhưng thực tế thì có vô số thương hiệu khác từ ô tô, điện gia dụng đến các máy móc sản xuất,…

Khi Google tung ra mỗi bản, các thương hiệu khác sẽ lấy nền tảng đó để tuỳ biến thành hệ điều hành riêng cho các thiết bị của họ. Ví dụ dễ hiểu nhất là các hệ điều hành như OneUI, ColorOS, MIUI,… đều được xây dựng dựa trên Android gốc. Mấy ông khách hàng ấy có thể tuỳ biến nhiều như Samsung hoặc giữ hầu hết như OnePlus, hay thậm chí là dùng thuần luôn như Nokia.

Xa hơn là Android Auto trên ô tô, Android TV trên TV. Bản chất vẫn là Android nhưng được tuỳ biến để phù hợp với mỗi thiết bị. Và tất nhiên, khi có Android thì chúng ta sẽ được sử dụng những ứng dụng quen thuộc như YouTube, Assistant, Maps,… Mà trên thực tế là chúng ta đang sử dụng những ứng dụng đó rồi nên nếu được tích hợp Android thì sẽ vô cùng dễ hiểu, dễ dùng. Anh em chả phải học sử dụng, cứ động vào là dùng luôn thôi vì nó quen thuộc quá rồi mà.

Đấy, nói chung là Android “dễ dãi”, đưa đến chỗ nào cũng sống được. Mà cho gì cũng ăn, cũng tiếp thu để phù hợp với từng môi trường và thiết bị khác nhau. Cũng vì vậy mà Android phổ biến hơn rất nhiều so với iOS.

Thoải mái phát triển, cài đặt ứng dụng

Thoải mái như vậy thì chúng ta được gì?

Đầu tiên là việc cài đặt các ứng dụng một cách thoải mái hơn trên điện thoại. Nhiều ứng dụng cần thiết nhưng chưa có mặt trên Google Play thì anh em vẫn tải xuống và cài đặt vô tư bằng file apk. Anh em đã bao giờ tải Antutu Benchmark, PerfDog hay YouTube Vanced bằng File APK chưa? Không lên ấy tải thì dùng bằng niềm tin! Những ứng dụng ấy không có mặt trên Play Store  nhiều lý do khác nhau nhưng nhu cầu của người dùng là vẫn có. Họ sẵn sàng chấp nhận cài File APK dù có nguy cơ về lỗ hổng. Cái đó mình tôn trọng và không cấm. Cá nhân mình cũng phải tải file PerfDog bằng file APK để test Fps cho anh em xem. Một like cho Android.

Tiếp theo còn là việc giả lập Android trên laptop, PC. Khi nhắc đến giả lập, anh em nghĩ tới ứng dụng nào đầu tiên? Bluestack đúng không? Mười năm qua, đã có vô số “thanh niên ham chơi” cài Android ảo trên Windows PC và Mac để chơi game Mobile trên đúng không? Giả lập iOS trên PC là có nhưng người ta rất ít dùng vì độ ổn định không cao, và tính năng khá hạn hẹp. Dù sao thì Android cũng là mã nguồn mở, Google cho “coder” tự phát triển thì chắc chắn phải ổn định hơn một ông lách luật từ Apple rồi.

Cuối cùng là sự phổ biến của Android giúp chúng ta dễ dàng làm quen với nhiều nền tảng, thiết bị khác nhau. Căn bản vẫn là Android, tùy biến sao đi nữa thì nó vẫn là nó nên không thể làm khó được anh em trong quá trình sử dụng. 

Sự thoải mái mà Google dành cho Android khiến hệ điều hành này trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Chỉ xét riêng về điện thoại, đã có tới 3 tỷ thiết bị Android đang hoạt động. Dữ liệu này được lấy từ kho ứng dụng Google Play Store. Do đó không tính đến các thiết bị dựa trên Android nhưng sử dụng các kho ứng dụng khác, bao gồm rất nhiều thiết bị dựa trên Android tại Trung Quốc không được sử dụng các dịch vụ của Google. Thêm nữa còn là hàng loạt thiết bị thông minh khác sử dụng hệ điều hành này. Còn số thực tế có thể lên tới hàng chục tỷ thiết bị. Ối giời ơi, vậy là thế giới bị Android xâm chiếm rồi.

Thoải mái nhưng cũng rất nhiều vấn đề

Xét riêng trên điện thoại, Android gốc vẫn rất mượt, rất nhẹ nhưng khi đến tay các nhà sản xuất thì họ lại tuỳ biến quá nhiều khiến thiết bị trở nên giật lag hơn. Đây là điều rất dễ gặp với những thiết bị tầm trung và giá rẻ. Chính vì vậy mà Google muốn hợp tác với Nokia để đưa Android One lên điện thoại nhưng cuối cùng cũng chẳng thành công. Việc tuỳ biến nhiều còn khiến người dùng cơ bản còn không biết rằng: Mình đang dùng Android! Họ dùng nhưng không quá để ý và cũng chẳng nhận ra rằng, số lượng thiết bị sử dụng Android quanh họ là nhiều đến nhường nào.

Nói đi thì cũng phải nói lại. Mã nguồn mở cho người dùng sự thoải mái nhưng cũng sẽ có nguy cơ mất dữ liệu. Dễ phát triển thì cũng dễ bị hack, bị chiếm quyền truy cập. Google chọn mở mã nguồn Android cũng là quyết định táo bạo. Họ sẵn sàng hy sinh một chút để đưa tới cho người dùng sự thoải mái hơn.

Suy cho cùng, an toàn hay không vẫn là do cách chúng ta sử dụng. Nếu đã chấp nhận tải file apk, cài giả lập hay bất kỳ thứ gì khác không chính thống thì cũng là quyết định ở bạn. Tóm lại, mình vẫn muốn nhấn mạnh rằng, mỗi hệ điều hành đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Chọn sao cho phù hợp với sở thích và nhu cầu cá nhân là do bạn.

TSMC sẵn sàng sản xuất chip 3nm vào nửa cuối năm 2022

Previous article

Kết nối điểm wifi này có thể khiến iPhone của bạn bị lỗi mạng

Next article