iOS lâu nay được biết đến là một hệ điều hành đóng với tính bảo mật cao cùng sự kiểm soát rất chặt về phần mềm từ Apple. Ngược lại, Android là một hệ điều hành mở cho phép người dùng có thể vọc vạch, tùy chỉnh từ sâu bên trong phần mềm. Và đây cũng là 2 yếu tố quan trọng tạo nên đối 2 nhóm đối tượng khách hàng có nhu cầu khác nhau.
Trong một buổi phỏng vấn với tờ The New York Times, Tim Cook cho biết, nếu người dùng muốn tự do, dễ dàng tải các ứng dụng từ bên thứ 3 thì họ nên chọn những chiếc Smartphone Android, hệ điều hành iOS của iPhone không dành cho họ. Tim Cook cũng nói rằng người dùng có quyền lựa chọn điện thoại theo nhu cầu riêng của bản thân. Nếu việc tùy chỉnh, vọc vạch hay tải các files, ứng dụng từ bên thứ 3 quan trọng, thì bạn nên mua điện thoại Android. Tuy nhiên điều này chẳng khác nào bạn mua một chiếc xe nhưng không mua các giải pháp an toàn như túi chống khí hay trang bị dây đeo an toàn trong xe. Và điều này là quá mạo hiểm.
Chính vì những lý do trên mà ông khẳng định, một chiếc điện thoại không đáp ứng được đầy đủ tính bảo mật, sự an toàn thì không phải là iPhone. Việc cài đặt các ứng từ bên thứ 3 ngoài, không qua cửa hàng chính thức (Google Play) rất đơn giản trên hệ điều hành Android nhưng Apple thì không cho phép điều này xảy ra.
Theo Craig Federighi, phó chủ tịch phần mềm của Apple cho rằng việc sideload (tải ứng dụng, files từ bên thứ 3) chẳng khác nào tiếp tay cho tội phạm mạng. Người dùng sẽ không thể ý thức được tác hại, nguy hiểm như thế nào nếu tự do tải và cài đặt các ứng dụng bên thứ 3, không rõ nguồn gốc.