Góc nhìn

Nhìn lại lý do khiến Vertu sụp đổ: Tiếc cho một đế chế suy tàn!

0

Là thương hiệu con của tập đoàn Nokia đến từ Nhật Bản, Vertu từ lâu được biết đến là một kẻ chịu chơi khi những sản phẩm họ mang lại luôn hướng đến đối tượng khách hàng cao cấp. Điện thoại mà họ làm ra được coi là một vật dụng trang sức nhiều hơn khi chúng luôn có mức giá “trên trời” tuy nhiên tính năng lại chẳng khác nào một chiếc “cục gạch”. Tuy nhiên, mấy ai ngờ rằng đằng sau vẻ hào nhoáng, hãng điện thoại này đã phải đổi chủ đến 3 lần chỉ trong vòng 5 năm nhưng vẫn không thoát khỏi số phận đã định sẵn. Vậy thì hôm nay, hãy cùng mình điểm lại những yếu tố khiến cho Vertu sa sút và bị đẩy đến bờ vực phá sản nhé.

Trước khi vào nội dung chính thì mình sẽ đưa ra mức giá cho chiếc điện thoại đắt nhất đến từ Vertu để các bạn biết hãng điện thoại này “khủng” đến mức nào

Vertu Signature Cobra Limited Edition – 1,1 triệu USD (Gần 25 tỉ đồng)

Mức giá “trên trời”

Ra đời từ năm 1998 với triết lý của kẻ “ngông”, thương hiệu này luôn có tôn chỉ rằng “chỉ” làm điện thoại cho người giàu: “Nếu người dùng có thể bỏ ra hàng chục ngàn USD để mua 1 món trang sức, tại sao không thể bỏ ra số tiền tương tự để mua 1 chiếc điện thoại di động?”. Tin tưởng vào chân lý đó, điện thoại của Vertu luôn được gắn mác là siêu đắt khi chúng có giá từ vài nghìn USD cho đến vài chục nghìn USD (Tức khoảng vài trăm triệu đồng). Ngay ở giai đoạn sản xuất và lắp ráp, Vertu đã rất tỉ mỉ và chăm chút cho đứa con cưng của mình đến từng đường nét. Thậm chí ngay cả những thành phần kim loại được coi là xa xỉ bậc nhất cũng có thể được tìm thấy trên những chiếc điện thoại này.

Nếu như tại thời điểm hiện tại, con số vài nghìn USD có thể không quá to nhưng ở năm 1998 thì đó có thể là một con số khổng lồ. Bạn hoàn toàn có thể mua một chiếc xe hơi hay thậm chí là một ngôi nhà. Vì lẽ đó, sản phẩm của Vertu ngay từ khi ra mắt đã rất kén khách hàng. Đối tượng người mua của họ thường chỉ tập trung chủ yếu vào doanh nhân hay những người quá thừa tiền không biết dùng chúng vào mục đích gì. Và kể từ khi smartphone ra đời, chúng có thể coi là những cái gai trong mắt khi đã cướp đi những nguồn khách hàng vốn đã ít ỏi của Vertu. Ngay sau đó là sự phát triển của thế giới điện thoại thông minh khiến cho gã nhà giàu đến từ Nhật Bản không kịp trở tay và hệ quả là dẫn đến bờ vực sụp đổ.

Có một sự bảo thủ không hề nhẹ

Mặc dù sở hữu dịch vụ chăm sóc khách hàng được coi là bậc nhất trên thế giới nhưng chỉ vậy cũng không thể cứu vớt được con tàu mang tên Vertu chìm dần vào sự khủng hoảng. Chỉ tập trung vào vẻ bề ngoài mà quên đi những thứ cốt lõi bên trong sản phẩm của mình khiến cho Vertu ngày càng thụt lùi về mặt công nghệ so với các đối thủ khác. Hệ điều hành và hệ thống quá tệ khi những chiếc điện thoại này gần như chẳng thể làm được gì ngoài những tính năng nghe gọi. Ở thời điểm công nghệ phát triển như vũ bão, tin tức cập nhật hàng ngày, thậm chí nếu chỉ rời bỏ chiếc smartphone khoảng vài phút thôi cũng có thể khiến người ta trở nên “tối cổ”. Vậy câu hỏi đặt ra lúc này là liệu có doanh nhân nào chấp nhận bỏ ra một số tiền lớn như vậy để rước một “cục gạch” bằng vàng về trong khi họ có thể chọn lựa nhiều loại trang sức khác vừa tinh tế vừa dễ “khoe” hơn rất nhiều. 

Trong suốt chiều dài lịch sử, công nghệ luôn luôn phát triển và thay đổi theo thời gian nhưng chỉ mình Vertu vẫn vậy, vẫn giữ vững cái quan điểm cứng nhắc là trở thành một thương hiệu khác biệt. Và sự bảo thủ đó đã từng ngày giết chết chính họ. Trong khi các hãng khác luôn hướng đến sự tiện lợi và thực dụng nhất có thể thì Vertu lại đi ngược lại. 15 năm qua, họ vẫn giậm chân tại chỗ với những phần mềm và ứng dụng lạc hậu. Thậm chí họ vẫn trung thành với nhà máy lắp ráp thủ công với chi phí tốn kém hơn rất nhiều so với các nhà máy theo dây chuyền. 

Trước đây, Apple được biết đến là chỉ làm những sản phẩm cao cấp hướng đến người dùng cao cấp, nhưng họ nhận ra rằng rất nhiều người muốn sở hữu sản phẩm của mình nhưng không phải ai cũng đủ kinh phí. Và rồi chiếc iPhone SE với mức giá dễ chịu hơn ra đời giúp Táo khuyết mở rộng phân khúc khách hàng. Rõ ràng đến ông lớn như Apple còn phải thay đổi để theo kịp thị trường nhưng Vertu thì không, họ vẫn cố chấp theo đuổi ý tưởng ban đầu mà họ đã xây dựng trong hơn một thập kỷ qua. Từ đó tự tay loại chính mình ra khỏi thương trường đầy khốc liệt, cuối cùng điều tất yếu cũng phải đến, họ “chết” vì họ quá khác biệt.

Top 5 tựa game Idle giúp bạn chill ngày cuối tuần cho cả Android & iOS

Previous article

Giải ngố kiến thức về camera: Khẩu độ là gì? Chụp phơi sáng như thế nào?

Next article

Comments

Comments are closed.