Tips & Tricks

Giải ngố kiến thức về camera: Khẩu độ là gì? Chụp phơi sáng như thế nào?

0

Người dùng smartphone phổ thông thường sẽ không quan tâm quá nhiều về các thuật ngữ, công nghệ, tính năng trên điện thoại. Hầu hết mọi người sẽ chỉ quan tâm về màn hình, RAM, chip hay pin chứ rất ít ai biết nhiều về Camera trên điện thoại. Vì vậy trong bài viết ngày hôm nay, mình sẽ gửi đến các bạn những khái niệm cơ bản nhất về các thuật ngữ thường gặp trên camera phone

1. Khẩu độ

Ai đã từng xem các bài đánh giá smartphone chắc hẳn đã ít nhất một lần nghe đến từ khẩu độ rồi đúng không nào. Khẩu độ là độ mở của ống kính, giúp điều tiết lượng ánh sáng đi vào cảm biến của máy ảnh. Khẩu độ của ống kính càng lớn tức là trong một khoảng thời gian nhất định lượng ánh sáng mà cảm biến (hoặc phim) nhận được càng nhiều. Máy ảnh điều chỉnh tăng giảm khẩu độ thông qua việc đóng hoặc mở các lá khẩu

Khẩu độ giúp bạn điều chỉnh độ sáng của một bức ảnh. Khi bạn mở khẩu lớn, lượng ánh sáng đi vào đến cảm biến sẽ nhiều, giúp ảnh sáng hơn. Và ngược lại, khi mở khẩu bé, lượng ánh sáng vào đến cảm biến ít, khiến ảnh tối hơn. 

2. Chụp ảnh HDR

HDR là cụm từ viết tắt của High Dynamic Range là quá trình làm tăng phạm vi nhạy sáng (tăng dải chênh lệch sáng – tối), được sử dụng để thể hiện cảnh vật chính xác hơn và tạo cảm giác ảnh nét hơn. Còn dải nhạy sáng (Dynamic Range) là sự chênh lệnh giữa phần sáng với phần tối của ảnh.

Khi bạn chụp ảnh với chế độ HDR đã được bật, camera sẽ chụp nhiều ảnh liên tiếp với các giá trị phơi sáng khác nhau. Sau đó, phần mềm sẽ kết hợp chúng thành một ảnh duy nhất có thể giữ vững chi tiết từ những vùng tối và sáng nhất, cho ra ảnh có dải chênh lệch sáng – tối rộng nhất.

3. Chụp ảnh phơi sáng

Phơi sáng là khoảng thời gian màn trập mở để cho ánh sáng đi vào. Cảm biến máy ảnh sẽ thu thập và nhận biết vị trí và cường độ ánh sáng đi vào và xuất ra ảnh. Mục đích để ánh sáng đi vào nhiều hơn, khi chụp ảnh đêm sẽ cho chi tiết tốt hơn, không bị nhiễu hạt dù không cần chế độ chụp đèn flash.

Phơi sáng tốt nhất vào thời điểm bạn chụp phong cảnh vào ban đêm. Khi mà chụp bình thường bức ảnh trở nên quá tối hoặc quá hạt. Phơi sáng cơ bản không dành cho những cảnh có đủ sáng. Vì thế lúc từ lúc chập tối kéo dài đến trước lúc mặt trời mọc là thời điểm tuyệt vời để bạn chụp phơi sáng. Trường hợp phơi sáng ngày, bắt buộc bạn phải dùng đến len hỗ trợ để giảm sáng.

4. Camera Tele

Camera tele là ống kính có chiều dài vật lý ngắn hơn nhiều so với chiều dài tiêu cự mà nó hỗ trợ và cho góc chụp hẹp hơn so với ống kính chính hay ống kính góc rộng

Nhờ có tiêu cự dài hơn mà ống kính tele có khả năng phóng to chủ thể tốt hơn so với ống kính chính, mà không làm giảm chất lượng như zoom kỹ thuật số, cho ra những bức ảnh với chủ thể rõ ràng hơn, chân dung đẹp hơn. Đồng thời, camera tele có góc nhìn hẹp hơn, ít biến dạng ống kính hơn, ngoài ra nó còn cho phép thu hẹp hậu cảnh vì vậy ít bị nhiễu nền hơn, giúp người dùng chụp ảnh chân dung ấn tượng hơn.

5. Chụp ảnh Macro

Tính năng chụp ảnh Macro chắc không còn gì quá xa lạ đối với chúng ta khi hầu như toàn bộ các mẫu máy Android tầm trung trong năm gần đây đều được trang bị ống kính Macro. Chế độ chụp ảnh Macro (chụp cận cảnh) cho phép người dùng có thể chụp những đối tượng có kích thước nhỏ bé ở phạm vi rất gần. Những bức ảnh Macro luôn cho người dùng sự thích thú khi có một cái nhìn hoàn toàn mới về các đối tượng nhỏ bé như: cỏ, hoa, côn trùng, sợi lông…

Để chụp Macro thì đơn giản bạn chỉ cần kéo các chế độ chụp ảnh của máy sang chế độ Macro. Rồi sau đó đưa ống kính tới gần với đối tượng mà bạn muốn chụp cận cảnh, ấn chụp là chúng ta đã có 1 tấm ảnh Macro rồi.

Nhìn lại lý do khiến Vertu sụp đổ: Tiếc cho một đế chế suy tàn!

Previous article

Cảm biến 200MP đầu tiên của Samsung sẽ có mặt trên điện thoại Motorola và Xiaomi

Next article