Góc nhìn

Google sẽ thành công với bản Android dành riêng cho điện thoại gập?

0

Vừa mới đây Google đã bất ngờ cho ra mắt hệ điều hành Android 12L dành riêng cho các thiết bị Android màn hình lớn như tablet, điện thoại màn hình gập hay Chromebook. Phiên bản này mang đến các API, công cụ mới, để giúp các nhà phát triển tối ưu hóa ứng dụng của họ. Đây được cho là bước đi hợp lý của Google bởi hãng đang bán hàng triệu chiếc Chromebook mỗi năm, và mặc dù sức hút của máy tính bảng Android không phải lớn nhất nhưng chúng vẫn chiếm gần một nửa thị trường toàn cầu (theo Statcounter). Đó là còn chưa kể tới sự gia tăng của các điện thoại màn hình gập gần đây và xu hướng ưa chuộng mẫu điện thoại này trong tương lai.

Đây không phải lần đầu tiên Google cố gắng cải thiện giao diện cho các sản phẩm có màn hình lớn. Trước đây họ đã cố gắng tạo ra một hệ điều hành chuyên dụng cho máy tính bảng nhưng cuối cùng lại chẳng đi đến đâu và để sân chơi này rơi vào tay Apple với hệ điều hành iPadOS trong nhiều năm. Tuy nhiên, Google đang trở lại với Android 12L, nếu muốn thành công, họ cần phải học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ của mình.

Android 12L sẽ đáp ứng được kỳ vọng của người dùng?

Gần một thập kỉ trước, Android 3.0 Honeycomb được ra mắt. Nó thể hiện tham vọng của Google đối với kiểu dáng máy tính bảng vào năm 2012: một hệ điều hành được cho là sẽ mở ra một kỷ nguyên mới của các ứng dụng và phần mềm sử dụng màn hình lớn hơn. Thay vào đó, chỉ một số ứng dụng của riêng Google được tối ưu hóa cho trải nghiệm như: Gmail, Danh bạ, Lịch – những ứng dụng còn lại chỉ đơn giản là phiên bản phóng to từ phiên bản di động.

Sang đến Android 4.0 Ice Cream Sandwich, Google cũng chỉ mở rộng thêm một số ứng dụng của họ bao gồm Maps, Android Market, trình duyệt web. Mặc dù người dùng đã cố gắng kiên nhẫn chờ đời trong nhiều năm với hi vọng Google sẽ tiếp tục tối ưu hóa cho các ứng dụng khác trên máy tính bảng, nhưng rõ ràng là Google không có kế hoạch cho yếu tố giao diện trên các thiết bị màn hình lớn. Mặt khác, Apple đã thúc đẩy và phát triển iOS trên iPad thành một sản phẩm riêng trong hệ sinh thái của riêng mình.

Thực nghiệm trên Chorme OS

Nỗ lực với máy tính bảng của Google là cách đây vài năm trước, khi hãng này ra mắt Pixel Slate. Với việc Chrome OS hỗ trợ các ứng dụng Android, họ nghĩ rằng nó sẽ mang đến trải nghiệm giống với máy tính bảng, trong khi vẫn cung cấp thiết lập đầy đủ cho những ai muốn sử dụng thêm bàn phím và trackpad.

Thật không may, sự đón nhận của người dùng với Slate không được nhiệt tình cho lắm, chủ yếu là do Google một lần nữa không tùy biến giao diện phù hợp. Các icons của Chrome không mượt mà với cảm ứng và khả năng tích hợp kém của ứng dụng Android với phần còn lại của hệ điều hành. Mặc dù đã có một số máy tính bảng Chrome OS được đánh giá khá tốt, nhưng trải nghiệm phần mềm vẫn còn rất hạn chế.

Android 12L có thực sự hấp dẫn?

Android 12L đánh dấu sự mạo hiểm thứ ba của Google vào hệ sinh thái máy tính bảng, mặc dù lần này, họ không giới hạn ở một loại thiết bị cụ thể. Google muốn thu hẹp khoảng cách giữa điện thoại, điện thoại màn hình gập và máy tính bảng. Điểm nhấn là tạo ra trải nghiệm phần mềm gắn kết, bất kể kích thước màn hình nào đi chăng nữa. Toàn bộ hệ thống và các ứng dụng sẽ được tùy biến phù hợp với kích thước màn hình của chúng. Ứng dụng có thể phóng to để phù hợp với màn hình lớn của máy tính để bàn khi được kết nối với Chormebox, hoặc được thu nhỏ để để sử dụng trên điện thoại.

Những gì chúng ta đang thấy cho đến nay thật đáng khích lệ. Có hỗ trợ đa cửa sổ và đa nhiệm thích hợp, cộng với thiết kế lại đầy đủ các thông báo và cài đặt để cho phép các ngăn kép. Hiển thị nhiều nội dung hơn theo cách thông minh hơn và Android 12L dường như đã khắc phục được những khuyết điểm trước đây.

Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ, các ứng dụng bên thứ 3 cũng cần được tối ưu. Và vì thế, Google đã phát hành tài liệu và hướng dẫn thiết kế chuyên sâu để giúp các nhà phát triển điều chỉnh ứng dụng của họ. Nhưng có một yếu tố quan trọng hơn nhiều: sự đồng bộ.

Google phải đi tiên phong cho các nhà phát triển

Thời điểm mà Android 12L được phát hành vào năm sau, toàn bộ các ứng dụng được cài sẵn của Google phải được tối ưu, không được có bất kì ứng dụng nào là ngoại lệ. Tập đoàn này phải thể hiện sự nghiêm túc của mình với dự án lần này thì mới thu hút các nhà phát triển của bên thứ 3 tham gia. Google không thể tung ra Android 12L rồi bỏ mặc nó ở đó. Khi các hệ điều hành Android 13, 14 15 hay hơn thế nữa ra mắt, cũng cần có những cải tiến hơn nữa đối với hệ điều hành cho máy tính bảng. Nâng cấp nhiều tính năng hơn, bổ sung thêm các API và các cách tương tác khác nữa, tất cả đều để gửi một thông điệp rõ ràng về sự quan tâm của Google với các thiết bị có màn hình lớn.

Mình tin rằng Google thực sự có thể thành công với hệ điều hành Android 12L. Sự ưa chuộng của người dùng với các sản phẩm có thể gập lại gần đây có thể là động lực lớn cho Google cũng như các nhà phát triển phần mềm tối ưu mảng này. iPadOS của Apple đã chiếm được cảm tình của người dùng quá lâu trong nhiều năm trở lại đây và đến lúc Google phải làm điều gì đó để dành lại thị phần của mình.

Xem thêm các video công nghệ trên kênh Youtube của Vật Vờ Studio.

Bình chọn ẩn danh: Camera iPhone 13 hay Pixel 6 chụp đẹp hơn?

Previous article

Lỗi Snipping Tool không thể sử dụng trên Windows 11

Next article