Microsoft là một trong những ông lớn trong ngành công nghệ, mạnh nhất là về phần mềm. Microsoft đã tồn tại và phát triển qua vài thập kỷ, hãng chứng kiến rất nhiều sự hình thành, phát triển của các ông lớn cùng thời đại và sau đó lại chứng kiến các ông lớn này ra đi. Điều này đã biến Microsoft trở thành “cáo già” trong giới công nghệ. Với tầm nhìn xa và rộng, Microsoft đã sớm thực hiện các thương vụ thâu tóm, mở rộng “đế chế” của mình của riêng mình. Sau đây, xin mời các bạn cùng Vật Vờ Studio tìm hiểu những công ty đã được Microsoft thu nạp vào đế chế của họ.
Linkedln
Thương vụ này được xác lập vào năm 2016, Microsoft mua lại Linkedln với giá 26,2 tỷ đô ở thời điểm bấy giờ. Một mức giá mà chính chủ sở hữu của Linkedln cũng cảm thấy bất ngờ với lời đề nghị của Microsoft. Mục đích của Microsoft khi mua lại Linkedln là họ sẽ khám phá thị trường mới. Vào thời điểm bấy giờ, dù vẫn là công ty phần mềm lớn nhất thế giới, nhưng Microsoft đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đổi thủ như Google hay như Amazon. Họ sẽ gặp rắc rối khi muốn tiến vào những thị trường mới tiềm năng như công nghệ di động và điện toán đám mây.
Lúc đó, LinkedIn đang có một đội ngũ chuyên gia dữ liệu (data scientist) mạnh, là thứ mà bất cứ công ty công nghệ nào cũng mơ ước sở hữu. Ngoài ra, khối lượng dữ liệu người dùng khổng lổ mà LinkedIn đã thu thập được sẽ là tiền đề cho phép Microsoft phát triển các gói phần mềm quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn. Giúp họ cạnh tranh được với dịch vụ CRM (quản lý quan hệ khách hàng) dẫn đầu thị trường như là Salesforce.
Skype
Vào năm 2011, Skype đã được Microsoft mua lại với giá 8.5 tỷ đô. Skype là một trong những dịch vụ video call/chat rất tốt và chuyên nghiệp. Cũng khá là dễ hiểu khi Microsoft mua lại Skype ở thời điểm bấy giờ. Microsoft lúc đó đang manh nha những chiếc smartphone sẽ chạy hệ điều hành Windows Phone. Nhìn sang đối thủ như Apple chẳng hạn, họ có iMessages, FaceTime rất tiện lợi. Microsoft thấy rằng họ cũng nên có một ứng dụng nghe gọi nhắn tin của riêng mình để cạnh tranh. Dựa vào lợi thế của Skype đang có sẵn, họ đã quyết định mua “đứt” nó luôn.
Github
Thương vụ này được thực hiện khá gần đây, vào năm 2018 và Github được mua lại với giá 7,5 tỷ USD. GitHub là một trang web, là một dịch vụ cho phép các nhà phát triển phần mềm lưu trữ các đoạn code (đoạn mã mà họ đã lập trình) lên trên nó. Github là miễn phí cho lưu trữ nhưng nó yêu cầu người dùng phải công khai những đoạn code mà họ lưu trữ, biến nó thành mã nguồn mở. Theo Microsoft thì việc họ mua lại GitHub là để họ củng cố nền tảng điện toán đám mây. Bằng cách đưa nền tảng điện toán đám mây Microsoft Azure lên GitHub, họ sẽ được các nhà phát triển khắp thế giới quan tâm hơn.
Mojang
Mojang là một studio game rất nổi tiếng nhất là với tựa game Minecraft. Nhận thấy được tiềm năng của Mojang, năm 2014 Microsoft đã mua lại nó với giá 2,5 tỷ USD. Mục đích của thương vụ này là để hãng làm mạnh hơn về nền tảng chơi game console Xbox cũng như các công nghệ liên quan đến game. Ngoài ra, thời điểm đó, Microsoft cũng đang rất tham vọng với Mojang, họ sẽ sớm phát triển được hệ thống HoloLens.
aQuantive
Được mua lại với giá 5.9 tỷ đô ở năm 2007, một con số không hề nhỏ. Nhưng đây lại là một vố đau cho Microsoft. Microsoft mua aQuantive về với mục đích cạnh tranh quảng cáo trực tuyến với Google. Nhưng hãng đã thất bại hoàn toàn trong cuộc cạnh tranh này với Google. Giờ thì aQuantive cũng không còn lại gì nhiều. Đây được đánh giá là thương vụ thất bại, hoàn toàn không đem lại cho Microsoft chút giá trị nào.