Như anh em đã thấy, để thiết kế một chiếc màn hình gập, không chỉ riêng Samsung mà các hãng khác cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tối ưu hóa cho thiết kế “gập” của máy. Việc mang khả năng kháng nước lên những thiết bị cũng gặp không ít những khó khăn.
Năm ngoái, Sam đã cho ra mắt thế hệ điện điện thoại thông minh màn hình gập thứ hai ( Z Fold2, Z Flip2) hãng đã mang đến công nghệ kính siêu mỏng (UTG) để màn hình cứng cáp cũng như có độ bền tốt hơn. Tuy nhiên, thế hệ này vẫn chưa có khả năng kháng nước. Một chiếc máy có giá đến 50 triệu VNĐ như chiếc Z Fold2 mà không có khả năng kháng nước là một điều thiệt thòi cho người dùng khi mà so mặt bằng chung các smartphone cao cấp đều có.
Nhưng chúng ta có thể thấy sự nỗ lực của Samsung khi mà chỉ sau hai thế hệ điện thoại thông minh màn hình gập, hãng đã mang được khả năng kháng nước lên những chiếc máy này. Cả hai chiếc máy đều có chuẩn IPx8,chịu được độ sâu 1,5m trong 30 phút.
Vậy Samsung đã làm như thế nào để đưa khả năng kháng nước lên cả hai Flagship này?
Samsung đã đựa trên một nguyên lý đơn giản khi tìm cách mang khả năng kháng nước lên những chiếc điện thoại mới nhất của họ, đó là: “Hở ở đâu thì bịt ở đó”. Như họ đã làm trên các Flagship dòng S/Note trước đó, họ sẽ tìm những nơi nước có thể vào và sau đó tìm cách bịt chúng lại. Với những chi tiết như lỗ loa/mic, cổng USB-C hay khay SIM cũng sẽ được bao bọc bởi các gioăng cao su hay keo. Đây là những kỹ thuật không có gì đặc biệt, bởi lẽ mọi chiếc smartphone có khả năng kháng nước hiện nay đều sử dụng cách này.
Khó khăn ở những chiếc máy này đó là những chi tiết như màn hình gập, bản lề.
Nhằm giải quyết vấn đề bụi lọt vào bản lề, Samsung đã tích hợp vào bản lề của Galaxy Z Fold2/Flip một “cây cọ”, với nhiệm vụ quét bụi khỏi lọt vào trong mỗi khi người dùng gập máy. Nó tiếp tục xuất hiện trên Galaxy Z Fold3/Flip 3 với nhiệm vụ tương tự. Nhiệm vụ của nó là quét bụi khỏi lọt vào trong mỗi khi người dùng gập máy.
Thế nhưng, cây cọ này không thể ngăn cản nước lọt vào trong, và không hoàn chỉnh được một cơ chế bản lề khít. Chính vì vậy, Samsung buộc phải giải quyết vấn đề theo một cách khác. Thay vì cố gắng làm khít bản lề, Samsung đã sử dụng một loại dung dịch (lubricant) đặc biệt trên bản lề với khả năng chống chọi trước một số loại chất lỏng. Samsung thậm chí đã thử nghiệm dung dịch này với một chất lỏng đặc biệt, đó là Coca Cola. Nhưng anh em hãy lưu ý, Samsung không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về việc thiết bị của mình có thể sống sót ở các dung dịch không phải là nước. Samsung cũng tuyên bố dung dịch này sẽ không còn hiệu quả sau khoảng 200.000 lần gập mở máy.
Với màn hình, do cấu tạo gồm nhiều lớp khác nhau, vậy nên Samsung đã tích hợp những lớp này vào làm một thông qua một loại băng dính mới do hãng này phát triển. Kết hợp lại, màn hình và bản lề của Galaxy Z Fold3/Flip có thể tiếp xúc với nước mà không gặp bất cứ vấn đề nào.
Samsung đã giải quyết các cáp nối như thế nào?
Một chiếc điện thoại màn hình gập bao gồm hai nửa, và sẽ phải có những sợi dây cáp kết nối giữa hai nửa này với nhau. Nếu nước có thể lọt vào những chân tiếp xúc của những cáp này, đương nhiên màn hình sẽ “đi tong”.
Vâng, Samsung giải quyết vấn đề này bằng một loại hóa chất mới hoặc có thể hiểu là một loại keo đặc biệt. Theo Hee-cheul Moon, một kỹ sư chính thuộc nhóm cơ khí của Samsung cho biết loại keo này vừa tạo ra một lớp bảo vệ đủ khít để nước không thể lọt vào, nhưng cũng mềm dẻo và linh hoạt để cho những sợi dây cáp giữa hai nửa có thể co giãn trong quá trình gập mở màn hình. Loại keo này nguyên gốc có dạng lỏng, tuy nhiên khi tiếp xúc với không khí sẽ trở thành thể rắn. Sự biến đổi từ lỏng sang rắn sẽ diễn ra trong quá trình sản xuất trong nhà máy.
Samsung đã đưa ra những giải pháp tuyệt vời, nhưng nó sẽ là “thảm họa” nếu phải sữa chữa?
Hãng khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đã đem những giải pháp vô cùng tối tân đối với những flagship màn hình gập mới nhất của họ. Nhưng tối tân quá, sẽ là bất lợi khi sửa chữa. Những giải pháp Samsung đưa ra bao gồm tối thiểu ba loại hóa chất khác nhau. Nhưng, những loại hóa chất này không phổ thông, khó có thể mua được bên ngoài.
Chính điều này sẽ khiến cho việc sửa chữa bộ đôi smartphone màn hình gập mới của Samsung trở nên rất khó khăn. Nhất là đối với những người dùng muốn sửa chữa từ bên thứ ba, khi mà bên sửa chữa không thể có được những hóa chất này.
Hoàn thiện cao cấp không có nghĩa là sẽ không có những rủi ro, với những chiếc máy đắt tiền như vậy, anh em tốt nhất là vẫn nên sử dụng cẩn thận. Thậm chí, khi active những chiếc máy này lên, Samsung sẽ đưa ra cho anh em một loạt những cảnh báo, hướng dẫn rất dài về việc anh em không được phép làm với những chiếc điện thoại gập của mình.