Dạo qua vài group công nghệ, mình nhận ra vẫn còn rất nhiều người còn mơ hồ về khái niệm “sản phẩm công nghệ của Việt Nam”. Nhiều người thì cho rằng “Sản phẩm của Việt Nam nhưng làm ở Trung Quốc thì không được coi là ở Việt Nam”. Vậy thì thực hư ra sao ? Hãy cùng mình hiểu rõ trong bài viết này.
Đầu tiên, hãy hiểu rõ OEM và ODM là gì ?
Trước khi tìm hiểu những vấn đề sâu xa hơn, hãy quay về những thứ cơ bản: Vậy OEM và ODM là gì ?
OEM là viết tắt của từ Original Equipment Manufacturing, dịch là nhà sản xuất thiết bị gốc. Khái niệm OEM chỉ các công ty, công xưởng thực hiện sản xuất theo thiết kế, thông số kĩ thuật được đặt trước và bán sản phẩm của mình cho công ty khác. Hiểu đơn giản thì các nhà sản xuất OEM sẽ sản xuất “hộ” các đối tác và các đối tác hoàn toàn có thể gắn thương hiệu của mình lên đó. Một ví dụ dễ hiểu nhất là Samsung làm OEM màn hình cho Apple.
Tiếp theo, ODM là Original Design Manufacturing hay còn được nói là nhà thiết kế thiết bị. ODM là các công ty sẽ thực hiện thiết kế, xây dựng các sản phẩm theo yêu cầu của đối tác. Nếu như OEM sẽ sản xuất cho các bạn thiết bị, thì ODM sẽ là công ty thiết kế sản phẩm để công ty đối tác có thể sản xuất.
Vậy các sản phẩm thế nào mới được định nghĩa là “Của Việt Nam” ?
Vậy thì thế nào mới là một sản phẩm công nghệ của Việt Nam? Liệu có phải sản phẩm có chữ Made in Vietnam thì có phải sản phẩm “của Việt Nam” hay không? Câu trả lời là hoàn toàn không các bạn nhé. Hãy nhìn sang các hãng thời trang như Nike, Uniqlo, Adidas… Sản phẩm của họ hầu như là Made in Vietnam nhưng việc đó không đồng nghĩa với việc Nike, Uniqlo hay Adidas là sản phẩm “của Việt Nam”.
Với cá nhân mình, sản phẩm nào được người Việt Nam gắn thương hiệu, đầu tư trí tuệ, nghiên cứu phát triển thì đó là một sản phẩm được coi là “của Việt Nam”. Giống như BKAV gần đây thì đều đã chuyển sang phương thức ODM cho Bphone dòng A lẫn dòng sản phẩm tai nghe AirB. Nhiều người trên mạng khi nhận được thông tin này sẽ chê bai: Thế này thì đâu còn gọi là sản phẩm của Việt Nam nữa?
Tuy nhiên, đối với mình thì đây vẫn có thể coi là sản phẩm của Việt Nam vì BKAV vẫn đầu tư chất xám, trí tuệ của mình vào trong sản phẩm. Chỉ là trong khâu thiết kế, để tiết kiệm chi phí thì BKAV đã nhập cụm linh kiện của đơn vị khác. Lợi thích khi đi thuê ODM đó chính là giá thành sản xuất rẻ hơn rất nhiều, từ đó làm ra được sản phẩm giá rẻ hơn, dễ dàng thâm nhập thị trường hơn.
Khác với Bphone, Velasboost cũng là một thương hiệu công nghệ của Việt Nam. Tuy nhiên, khác với BKAV thì Velasboost lại đặt hàng theo phương thức OEM. Có nghĩa là các đối tác sẽ gửi các mẫu thiết bị để Velasboost tham khảo. Sau khi chọn được mẫu ưng ý, Velasboost sẽ đặt hàng số lượng lớn về để bán. Đây cũng vẫn được coi là sản phẩm thương hiệu Việt, chỉ là tỉ lệ gia công của Việt Nam không được cao như BKAV
Tổng kết
Vậy là qua một vài dòng rất ngắn gọn vừa rồi thì mình mong là các bạn đã có cái nhìn rõ hơn về các sản phẩm của Việt Nam. Mong là người đọc đã có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này và hẹn gặp lại các bạn trong nững bài viết sau.
Comments