Góc nhìn

Những tính năng đã bị loại bỏ trong quá trình phát triển của smartphone

0

Trong hai thập kỷ trở lại đây, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của điện thoại. Từ những chiếc điện thoại “cục gạch” vừa to vừa dày tới những chiếc điện thoại thông minh với màn hình cảm ứng. Và chính smartphone màn hình cảm ứng đã kéo theo một loạt các tính năng, phương thức giải trí mới mẻ và hấp dẫn hơn. Do đó, các tính năng thú vị trước kia cũng dần biến mất để nhường chỗ cho các công nghệ mới, phù hợp với xu thế hơn.

Thẻ nhớ SD

Vào năm 1999, SanDisk, Panasonic (Matsushita Electric) và Toshiba đã ra mắt một định dạng thẻ nhớ với tên gọi Secure Digital, hay còn gọi tắt là SD. Trong đó, thẻ nhớ micro SD có kích thước vô cùng mỏng, nhỏ và nhẹ, nhưng lại có khả năng lưu trữ ấn tượng với tốc độ truyền tải cao hơn hẳn so với những định dạng thẻ nhớ trước đây.

Thời điểm đó, việc tích hợp chip nhớ dung lượng cao trên điện thoại tuy không khó nhưng nó lại rất đắt đỏ. Vì vậy, dung lượng bộ nhớ của các thiết bị đều rất hạn chế, chỉ vào khoảng từ 4GB đến 8GB. Người dùng gần như chỉ có thể cài đặt được một vài ứng dụng cơ bản là bộ nhớ đã đạt đến giới hạn. Bộ nhớ hạn chế khiến việc người dùng tải thêm các tài liệu, âm thanh, video,… trở nên khó khăn. Lúc này, thẻ nhớ micro SD trở thành một công cụ cứu cánh đối với người dùng. Thẻ nhớ cho người dùng nhiều không gian lưu trữ hơn và thậm chí với chuẩn A1/A2, hệ điều hành Android còn cho phép người dùng cài đặt ứng dụng lên trên thẻ nhớ.

Tuy nhiên, theo thời gian, giá thành chip nhớ dung lượng cao trên các thiết bị di động đã được giảm đi rất nhiều. Trên những chiếc smartphone ở thời điểm hiện tại, dung lượng tối thiểu đã được tăng lên thành 64GB. Thậm chí trên những mẫu smartphone cao cấp, dung lượng tối thiểu của chúng đã lên tới 128GB. Bộ nhớ mặc định cao hơn hơn khiến vai trò của thẻ nhớ micro SD cũng dần trở nên mờ nhạt. Ngoài ra, việc trang bị thêm phần cứng để tiếp nhận thẻ nhớ SD cũng khiến cho việc sắp xếp phần cứng trong thiết bị trở nên khó khăn hơn. Với tất cả các lí do trên, các nhà sản xuất đã quyết xoá bỏ trang bị thẻ nhớ micro SD. Ở thời điểm hiện tại, chúng ta chỉ có thể thấy việc hỗ trợ thẻ nhớ SD chỉ xuất hiện trên những chiếc smartphone giá rẻ.

Jack cắm tai nghe 3.5mm

Loại bỏ thẻ nhớ SD là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển smartphone. Tuy nhiên, khác với thẻ nhớ SD, cho đến tận thời điểm hiện tại, việc loại bỏ hay để lại jack cắm tai nghe 3.5mm trên smartphone vẫn còn là những cuộc tranh cãi rất lớn. Vào năm 2016, sau khi giới thiệu bộ đôi iPhone 7/7 Plus, Apple đã loại bỏ hoàn toàn jack cắm 3.5mm. Tuy không phải là hãng đầu tiên thực hiện việc loại bỏ jack cắm tai nghe 3.5mm, nhưng Apple chính hãng khởi xướng để xu hướng này trở nên phổ biến hơn. Các hãng smartphone Android sau đó cũng tiếp nối xu hướng này và dần loại bỏ jack cắm tai nghe 3.5mm trên thiết bị của họ.

Dẫu biết việc loại bỏ tính năng này sẽ khiến smartphone mỏng hơn, nhà sản xuất cũng có thêm không gian để sắp đặt phần cứng, tuy nhiên những ưu điểm này dường như vẫn chưa thể thuyết phục được người dùng. Việc sử dụng tai nghe dây về tổng quát vẫn cho ra độ trễ âm thanh tốt hơn hẳn so với việc sử dụng tai nghe không dây. Sau đó, người dùng vẫn có thể dùng bộ chuyển đổi để sử dụng tai nghe có dây, tuy nhiên nó khá rắc rối và chất lượng âm thanh cũng không được đảm bảo.

Pin có thể tháo rời

Những năm 2015, việc điện thoại có khả năng tháo rời pin là vô cùng dễ gặp. Nó giúp người dùng có thể sạc pin rời ngay cả khi không có cáp sạc bên mình. Khi đó, những củ sạc đa năng sẽ là cứu cánh khi chúng ta vô tình hỏng cáp sạc. Thậm chí, nhiều người còn mang 1-2 viên pin bên mình để thay thế ngay khi máy hết pin. Tuy nhiên, xu hướng này đã dần bị loại bỏ khỏi tất cả phiên bản điện thoại thông minh từ giá rẻ tới điện thoại cao cấp.

Nhưng chúng ta phải nhìn nhận rằng, không phải ngẫu nhiên mà các nhà sản xuất lại lựa chọn thiết kế như vậy. Thiết kế này không chỉ đem lại tính thẩm mỹ cao cũng như trải nghiệm cầm nắm tốt, mà còn là tiền đề để trang bị khả năng chống nước cho smartphone. Hơn nữa, thiết kế pin có thể tháo rời tiềm ẩn nhiều khả năng cháy nổ khi nhiều người dùng luôn mang theo mình một cục pin dự phòng khác.

Đài FM

Trước đây, đài FM đã từng là tính năng giải trí không thể thiếu trên những chiếc điện thoại có bàn phím vật lý. Thậm chí vào thời kỳ đầu của smartphone màn hình cảm ứng, tính năng này vẫn được khá nhiều hãng điện thoại trang bị lên sản phẩm của họ. Tuy nhiên theo thời gian, công nghệ đã phát triển hơn rất nhiều, chúng ta có nhiều phương thức giải trí đa dạng hơn trên những chiếc smartphone, tính năng này do đó cũng dần đi vào quên lãng. Nhu cầu sử dụng của người dùng với tính năng này suy giảm cũng khiến các hãng điện thoại cũng không còn tha thiết với đài FM và họ đã tiến hành cắt bỏ nó đi khỏi smartphone.

Xiaomi thanh minh về việc giảm hiệu năng khi chơi game của máy

Previous article

10 hệ điều hành mượt mà nhất của các thương hiệu Trung Quốc: MIUI 13 dẫn đầu

Next article
https://open.spotify.com/episode/7s8F9OMPJ0rfyGji1JSo9u?si=V5cSjNdBT9ia8t0sk7616g