Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết tin tặc có thể truy cập và sao chép dữ liệu từ xa trên những chiếc điện thoại thông qua phần mềm Pegasus do NSO Group tạo ra. Phần mềm này hoạt động bằng cách lợi dụng lỗ hổng bảo mật qua iMessage trên iPhone. Phần mềm Pegasus này hoạt động mà không yêu cầu người nhận nó tương tác với văn bản trong tin nhắn gửi đến. Từ đó, thiết bị của họ bị trộm cắp dữ liệu từ xa.
Báo cáo mới của Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng chỉ ra ngay cả phần mềm và phần cứng iPhone mới nhất được cập nhật lên cũng có thể bị Pegasus xâm nhập. Với bản iOS 14.6 chính thức hiện tại cũng không làm khó được phần mềm này. Cụ thể Tổ chức Ân xá Quốc tế kiểm tra trên 67 smartphone, trong đó có 34 chiếc iPhone. Kết quả đưa ra có 23 chiếc iPhone đã bị tấn công, còn 11 chiếc có dấu hiệu bị Pegasus xâm nhập nhưng chưa thành công.
Trong khi đó, chỉ có 3 trong số 15 chiếc điện thoại Android có dấu hiệu bị tấn công, nhưng không có nghĩa là Android an toàn hơn iOS. Việc này được nhận định rằng có thể do nhật ký của Android không đủ toàn diện để lưu trữ thông tin cần thiết giúp các nhà nghiên cứu đưa ra kết quả chính xác.
Phản hồi của Apple
Sau khi có những báo cáo nghi ngờ về vấn đề bảo mật của iPhone, Apple đã lên tiếng về những nghi vấn này.
Ivan Krstić – kỹ sư trưởng về bảo mật của Apple cho biết: “Các cuộc tấn công như thế này rất tinh vi, tốn hàng triệu USD, thường có thời gian ngắn hạn và nhắm vào các cá nhân cụ thể. Điều đó có nghĩa là chúng không phải mối đe dọa đối với phần lớn khách hàng của Apple, nhưng chúng tôi sẽ làm việc không mệt mỏi để bảo vệ người dùng, bổ sung các biện pháp bảo vệ mới cho thiết bị và dữ liệu”.
Apple sẽ không ngừng làm việc cật lực để bảo vệ những người dùng của mình, họ sẽ liên tục đưa ra những biện pháp mới để bảo vệ người dùng, đó là càm kết của Apple. Tuy nhiên, về vấn đề bị xâm nhập bới Pegasus, Apple không hề đề cập đến liệu nó của được khắc phục ở những bản cập nhật sau hay không.
Nguồn: BusinessInsider