Cùng với sự ra mắt của Pixel 8 và Pixel 8 Pro, Google đã giới thiệu vi xử lí Tensor G3 hoàn toàn mới được trang bị trong bộ đôi sản phẩm này. Theo công bố, chipset Google Tensor G3 mang lại cải tiến vượt trội về khả năng xử lý AI, cung cấp nhiều tính năng mới liên quan đến chỉnh sửa ảnh. Tuyệt nhiên, Google không hề đề cập đến hiệu suất của chipset mới này. Vậy thì hiệu năng thực tế của chiếc Pixel 8 Pro này sẽ ra sao?
Cảm ơn cửa hàng XTmobile đã hỗ trợ sản phẩm để hoàn thành bài viết
Thông số chi tiết của Google Tensor G3 (so với Snapdragon 8 Gen 3 và Apple A17 Bionic)
Chipset | Snapdragon 8 Gen 3 | Apple A17 Pro | Google Tensor G3 |
CPU | 8 nhân: 1x 3,3 GHz – Cortex-X4 3x 3,15 GHz – Cortex-A720 2x 2,96 GHz – Cortex-A720 2x 2,26 GHz – Cortex-A520 | 6 nhân: 2x 3,78 GHz 4x 2,11 GHz | 9 nhân: 1x 2,91 GHz – Cortex-X3 4x 2,37 GHz – Cortex-A715 4x 1,7 GHz – Cortex-A510 |
GPU | Adreno 750 (770MHz) | Apple A17 GPU (1.398MHz) | Mali G715 (890MHz) |
Tiến trình | TSMC 4nm | TSMC 3nm | Samsung 4nm |
Điểm benchmark của Google Tensor G3
Phần mềm | Điểm số |
Antutu Benchmark (V10.0.7) | 967.143 |
Geekbench 6 (đơn/đa nhân) | Điểm đơn nhân/đa nhân: 1.571/3.407 |
3D Mark (WildLife Extreme Stress Test) | Điểm thấp nhất/cao nhất: 1.470/2.310 Độ ổn định: 63,6% |
Với Antutu Benchmark, chiếc Pixel 8 Pro của mình đạt được khoảng 970 nghìn điểm. Tuy nhiên, trước khi đạt được số điểm này, chiếc máy của mình đã phải trải qua 4-5 lần chạy Antutu. Các lần chạy đầu tiên chỉ mang lại khoảng 700 nghìn điểm – một con số rất thấp khi so sánh với nhiều đối thủ khác. Ngoài ra, dù có sự chênh lệch về mặt điểm số nhưng nhiệt độ của chiếc Pixel 8 Pro không thay đổi đáng kể qua nhiều lần thử nghiệm.
Chuyển qua Geekbench 6, chiếc Pixel 8 Pro đạt được lần lượt khoảng 1.500 và 3.400 điểm đơn nhân và đa nhân. Bên cạnh đó, chiếc máy này cũng chỉ đạt được độ ổn định khá khiêm tốn là 60% trong phần mềm 3DMark. Rõ ràng, đây là độ ổn định khá thấp khi so sánh với những vi xử lí trong cùng phân khúc.
Khả năng chơi game của Google Tensor G3
Tựa game | Thiết lập | FPS trung bình | Nhiệt độ cao nhất |
Liên Quân Mobile | HD+Cao@60fps | 59,6 fps | 37,4°C |
PUBG Mobile | HDR@60fps (Cực độ) | 57,6 fps | 42°C |
Genshin Impact | Cao@60fps | 39,3 fps | 40°C |
Liên Quân Mobile là một tựa game MOBA tương đối nhẹ. Nhờ đó, Google Pixel 8 Pro có thể dễ dàng vượt qua tựa game đầu tiên này. Dù được thiết lập ở mức đồ hoạ cao nhất nhưng mình vẫn chơi rất mượt mà với nhiệt độ khá mát mẻ.
Với tựa game PUBG Mobile, mình đã thiết lập ở mức đồ hoạ HDR + Cực độ và có được trải nghiệm tương đối tốt. Độ mượt mà của FPS được duy trì xuyên suốt quá trình chơi game của mình. Tuy vậy, nhiệt độ của chiếc Pixel 8 Pro này đã tăng nhẹ trong quá trình chơi, nhưng cũng không quá nóng làm ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm.
Cuối cùng, với tựa game Genshin Impact, mình đã thử chơi với mức đồ hoạ cao nhất là Cao + 60FPS và chúng mang lại trải nghiệm tương đối tệ. FPS dường như không thể duy trì ổn định xuyên suốt quá trình chơi game. Đổi lại, mình khá bất ngờ khi nhiệt độ mặt lưng của chiếc Pixel 8 Pro tối đa chỉ khoảng 40°C. Có lẽ Google đã chủ ý giảm hiệu năng của chiếc điện thoại này khi thực hiện các tác vụ quá nặng nhằm tránh tình trạng quá nhiệt.
Khi so sánh với Snapdragon 8 Gen 3 hay Apple A17 Pro, con chip Google Tensor-G3 rõ ràng không để so sánh lại về mặt hiệu suất và trải nghiệm game, đặc biệt là khi phải xử lí các tác vụ rất nặng như 3D Mark hay chơi Genshin Impact. Thay vào đó, Google đã ưu tiên vào việc phát triển hàng loạt các tính năng mới liên quan đến AI, đồng thời luôn ưu tiên khả năng vuốt chạm mượt mà nhất có thể.
Nhìn chung, Google Tensor-G3 vẫn là một vi xử lí ưu tiên vào AI và trải nghiệm phần mềm như các thế hệ tiền nhiệm. Tuy vậy, con chip này vẫn có thể xử lí tương đối tốt các tựa game từ nhẹ tới trung bình, đáp ứng được nhu cầu giải trí vừa phải của người dùng. Do đó, nếu không có nhu cầu chơi game quá nặng, Pixel 8 Pro rõ ràng là một chiếc flagship vô cùng đáng mua đến từ Google.
Truy cập XTmobile để mua Google Pixel 8 Pro giá tốt