Xem Xong Mua

Bàn phím cơ RK G68: lựa chọn hấp dẫn cho những “mod thủ”

0

Xin chào các bạn lại là mình đây :3. Trong bài viết trước, mình đã chia sẻ tới các bạn chiếc smartphone mình đang dùng là iPhone 11, và hôm nay lại là một thiết bị công nghệ gắn liền với cuộc sống và công việc của mình hiện tại. Đó chính là chiếc bàn phím cơ RK G68 mình đang sử dụng với mức giá chỉ khoảng 750k mà đã có đủ hết đồ chơi cho những “con nghiện mai thúy nhựa”.

Những điểm mình ưng ý trên bàn phím cơ RK G68

Layout 68 phím tiện dụng

Ngoài việc đi học ra thì công việc hiện tại của mình là viết nội dung nên mình thường xuyên phải gõ văn bản, và mình cũng ít dùng đến hàng phím số phụ cũng như hàng F nên layout 68 phím đối với mình là vô cùng hợp lý.

Do được sử dụng Layout 68 phím nên kích thước trên chiếc bàn phím của mình khá nhỏ gọn. Mình có thói quen để bàn phím lên phần chiếu nghỉ tay của laptop và chiếc G68 có kích thước gần như là vừa khít luôn. Điều này còn giúp mình dễ dàng mang theo bàn phím đi khắp mọi nơi, nhét trong balo thì cứ phải gọi là tiện dụng vô cùng.

Ngoài ra, chiếc bàn phím này có phần build khá chắc chắn, mình có thử vặn vẹo các thứ mà cái bàn phím của mình vẫn không xi nhê. RK G68 cũng được thiết kế với một góc nghiêng mà cá nhân mình cảm thấy khá phù hợp để gõ phím mà không bị mỏi tay. Một điểm từ nho nhỏ đó là bàn phím chỉ có một góc nghiêng cố định và không có những chân kichsten để nâng hạ độ cao, nhưng mình thấy đây không phải là một điểm trừ quá lớn.

RK G68 có đủ đồ chơi cho anh em luôn

Đây! Đây mới là yếu tố quyết định để mình lựa chọn chiếc bàn phím này, nó có quá nhiều đồ chơi cho những con nghiện mai thúy nhựa trong tầm giá 750k.

Thứ nhất, bàn phím hỗ trợ kết nối bluetooth 5.1 với độ trễ khá thấp. Mình thấy trong phân khúc này hay thậm chí giá tiền gấp đôi gấp ba RK G68 vẫn chỉ được sử dụng Bluetooh 5.0. Với Bluetooth 5.1, mình hoàn toàn có thể chơi được những tựa game moba như Liên Minh Huyền Thoại hay FO4, còn đối với những tựa game FPS thì vẫn cảm thấy một chút độ trễ.

Ngoài bluetooth 5.1 ra thì RK G68 còn một phương thức kết nối không dây thông qua receiver 2.4G. Điểm mạnh của phương thức kết nối này là ổn định, độ trễ thấp, gần như bằng không và đây cũng là chế độ mình thường xuyên lựa chọn để sử dụng. Tuy nhiên, điểm yếu của nó đó chính là sẽ chỉ kết nối được 1 thiết bị một lúc, đối với những anh em sử dụng một thiết bị như mình thì đây sẽ không phải là vấn đề nhưng nếu bạn sử dụng nhiều thiết bị thì nên sử dụng bluetooth để chuyển đổi linh hoạt nhé.

Là một dân chơi phím cơ thì chắc hẳn hotswap là tính năng không thể thiếu đúng không anh em 😀 và trên con phím RK này cũng được trang bị đầy đủ. Giải thích sơ qua cho những anh em chưa biết thì hotswap cho phép người dùng thay nóng switch chỉ với những thao tác dễ dàng, nhổ phát là xong chứ không cần rã hàn phức tạp như trên những phím cơ thông thường. Như các bạn thấy thì mình có sử dụng 2 loại switch khác nhau, nút A mình thường xuyên sử dụng để chơi game nên đã thay thế bằng Kailh Box white để có cảm giác bấm phím đã hơn với tiếng Clicky, tách tách nghe rất vui tai.

Thời lượng pin tốt, khoảng 2 tuần sử dụng

Trên mạng thì có khá nhiều thông tin liên quan đến dung lượng pin của phím cơ RK G68, nào là 3000mAh, nào là 3180mAh, nào là 4000mAh và mình cũng đã thử mở ra nhưng lại không thấy thông số pin. Tạm bỏ qua thông số lý thuyết thì chiếc bàn phím này cho mình khoảng 2 tuần sử dụng với thời gian trung bình 1 ngày tầm 10 tiếng.

RG G86 cũng được sử dụng kết nối type – C thông dụng và mình mất khoảng hơn 2 tiếng để sạc đầy thiết bị này. Hơn nữa, nếu mua bản đầy đủ thì các bạn còn được mở rộng thêm 2 cổng USB-A ở bàn phím, tuy nhiên chức năng này chỉ hoạt động đối với chức năng có dây nên mình thấy nó khá là vô dụng và mình đã quyết định lựa chọn bản thiếu để tiết kiệm một khoản tiền.

LED xập xình luôn

Nhưng mình chia sẻ ở phía trên thì RK G68 có 2 phiên bản: bản thiếu sẽ là LED đơn và không hỗ trợ mở rộng 2 cổng USB-A, bản full sẽ có LED RGB và hỗ trợ thêm 2 cổng USB-A nữa và phiên bản mình lựa chọn là bản thiếu với LED đơn màu trắng. Nếu các bạn chi thêm khoảng 250k nữa thì có thể sở hữu được bản full với LED RGB sập sình luôn, nhiều anh em đánh giá LED RGB trên RG G68 khá đẹp và mượt mà, trên một bậc so với những chiếc bàn phím cùng tầm giá.

Những điểm mình chưa ưng ý trên RK G68

Bàn phím này là “bộ kit trá hình”

Tại sao mình lại nói đây là một bộ kit trá hình? Đơn giản thôi bởi vì anh em lựa chọn chiếc bàn phím cơ này gần như là vứt bỏ toàn bộ phần keycap và switch của em này. Phiên bản mình lựa chọn dùng switch của Outemu và keycap double shot với chất lượng rất thấp, đây là 2 chi tiết mình vừa mua về và đã thay luôn luôn và. Việc thay thế cũng rất đơn giản bởi em này hỗ trợ hotswap như mình đề cập phía trên mà. Nếu các bạn muốn dùng luôn thì có thể thêm tiếp vài trăm nghìn để lựa chọn phiên bản RK G68 switch đến từ Gateron hay Cherry những keycap vẫn là ABS double shot cùi mía nhé.

Trải nghiệm gõ của mình sau khi thay thế một số linh kiện và mod lại một số chi tiết như stab và lót foam thì khác biệt một trời một vực so với ban đầu luôn, phím gõ mượt, đầm, chắc không có gì để chê. Tổng số tiền mình bỏ ra để hoàn thành chiếc bàn phím này khoảng gần 2 triệu đồng, bao gồm:

  • Phím RK G68 LED đơn x 1: 750K
  • Kailh Box RED Switch x 70: 500K
  • Dầu lube: 200K
  • Keycap PBT dyesub XDA profile: 300K
  • Foam cao su lưu hóa: 200K

Theo như mình đánh giá thì đây là một chiếc bàn phím cơ hoàn hảo dành cho những anh em mới chơi bộ môn mod phím cơ. RK G68 có mức giá dễ chịu trong khi nó hỗ trợ rất nhiều tính năng như Bluetooth 5.1, receiver 2.4G, hotswap, LED RGB… Tuy nhiên, do mức giá rẻ nên G68 sẽ bị cắt giảm ở yếu tố keycap khá nhiều. 

 

9

Điểm mạnh
  • Nhiều công nghệ: bluetooth 5.1, reciever 2.4G, hotswap,..
  • Layout 68 phím tiện dụng
  • Build cứng cáp
  • LED đẹp, thời lượng pin tốt
Điểm yếu
  • Keycap gốc tệ

Mark Gurman: AirPods 3 sẽ ra mắt vào mùa thu này

Previous article

TOP 3 smartphone chính hãng từ 4 – 6 triệu mua nhất năm 2021

Next article