0

“Bạn không thể suốt ngày hỏi khách hàng về những gì họ muốn, sau đó cố gắng đưa nó cho họ điều đó. Bởi vì, vào thời điểm bạn hoàn thành nó, khách hàng sẽ muốn một cái gì đó mới hơn”, Steve Jobs từng nói.

Với triết lý đó, Steve Jobs và Apple đã thực sự mang lại nhiều sản phẩm thực sự hữu ích, đột phá với người dùng. Đó là sự ra đời của iPhone, sự ra đời của iPod hay các thế hệ Macbook. Thế nhưng, để có được thành công trong ngày hôm nay, Apple không tự mình làm tất cả. Họ cũng cần đi mua những công nghệ mới lạ, từ đó tạo ra một hệ sinh thái của ngày hôm nay.

Tim Cook trong một sự kiện cùng Steve Jobs

Từ Beats và Siri, đến các công ty mà bạn chưa bao giờ nghe đến, Apple đã, đang và sẽ mua thêm nhiều công ty con khác. Họ không mua theo sở thích, không thua để nắm cổ phiếu đơn thuần, mà hơn hết họ mua để phát triển nhiều công nghệ, dịch vụ bên trong.

Ví dụ, vào năm 2019, Apple công khai hồ sơ về việc mua 6 công ty con, bao gồm cả mảng kinh doanh modem điện thoại thông minh của Intel. Tuy nhiên, tới tháng 5 năm 2019, Tim Cook lại cho biết rằng, Apple đã thực sự mua từ 20 đến 25 công ty trong sáu tháng trước đó. Thậm chí, CEO Apple còn cho rằng, cứ sau 3-4 tuần, Apple sẽ lại có một thương vụ mua bán mới.

Các thương vụ mua lại nổi tiếng nhất của Apple

Công tyNgàyChi phí tin đồnCông nghệ triển khaiThời điểm triển khai sản phẩm
AI MusicTháng 2 năm 2022???
BeatsTháng 8 năm 20143 tỷ USDApple Music và tai nghe10 tháng (đối với Apple Music)
Curious AITháng 1 năm 2021?Có lẽ là “Apple Car”?
Dark SkyTháng 3 năm 2020?Ứng dụng thời tiếtTháng 9 năm 2021
Drive.aiTháng 6 năm 2019?Có lẽ là “Apple Car”?
EmotientTháng 1 năm 2016?Face ID và AnimojiTháng 9 năm 2017
FaceshiftTháng 11 năm 2015?AnimojiTháng 9 năm 2017
Mảng modem di động của IntelTháng 7 năm 20191 tỷ USDCông nghệ và bằng sáng chế cho iPhone và modem 5G của AppleDự kiến tháng 9 năm 2022
MobeewaveNăm 2020100 triệu USDCó thể chạm để thanh toánTháng 2 năm 2022
NeXTTháng 2 năm 1997429 triệu USDMac OS X và Steve JobsTháng 2 năm 1997
NextVRTháng Năm 2020100 triệu USDSự kiện VR?
PerceptioTháng 9 năm 2015?Face IDTháng 9 năm 2017
PrimephonicTháng Tám 2021?Apple MusicDự kiến 2022
PrimeSenseTháng 11 năm 2013360 triệu USDFace IDTháng 9 năm 2017
RealFaceNăm 20172 triệu USDCó lẽ là Face ID
Scout FMTháng 9 năm 2020?Apple PodcastTháng 4 năm 2021
ShazamNăm 2017400 triệu USDShazam
SiriTháng 4 năm 2010?SiriTháng 10 năm 2011
TextureNăm 2019485 triệu USDApple News+Tháng 3 năm 2019
WorkflowNăm 2017?Phím tắtTháng 9 năm 2018

Chiến lược mua nhanh, triển khai gọn

Apple đã mất 18 tháng tính kể từ khi mua lại Siri tới ngày công bố nó trên các sản phẩm có logo quả Táo. Sau đó, họ cũng mất 18 tháng trước khi biến Workflow trở thành Shortcuts.

Và nếu đúng là Mobeewave đã được mua để trở thành một phần của Tap to Pay, thì lại 18 tháng trôi qua kể từ khi Apple ký kết đến thời điểm hãng công bố tính năng này. Plus Fleetsmith, công ty quản lý thiết bị, có lẽ đã được mua lại để trở thành một phần của Apple Business Essentials, cũng mất 17 tháng.

Apple Podcast Subscriptions

Nhìn tổng thể, Apple sẽ mất trung bình là 18 tháng kể từ khi công bố thương vụ cho tới khi ra mắt sản phẩm. Nó có thể là một sản phẩm vật lý, hay đơn thuần là một phần mềm, tuy nhiên tất cả đều tuân theo đúng những mục tiêu đã đề ra. Rõ ràng, Apple đã phải bàn bạc với các công ty này trong một khoảng thời gian dài trước đó để đưa tới quyết định sáp nhật và tiến hành vận hành.

Plus Scout FM có lẽ đã được mua để trở thành một phần của Apple Podcast Subscriptions. Trong trường hợp này, Apple chỉ mất 7 tháng từ khi mua lại đến khi công bố kế hoạch phát triển. Và nếu “iPhone 14” ra mắt vào tháng 9 tới đây, đi kèm với modem 5G do Apple phát triển. Táo Khuyết cũng sẽ sử dụng các bằng sáng chế mà họ mua lại từ Intel vào 38 tháng trước đó.

Các vụ mua lại nổi bật của Apple

Thương vụ nổi tiếng nhất của Apple chắc chắn là hợp đồng mua lại NeXT vào năm 1997. Quyết định này đã đưa Steve Jobs trở lại và DNA của NeXT vẫn còn tồn tại tới ngày nay. Qua việc mua lại NeXT, hầu hết công nghệ của công ty được ứng dụng cho các sản phẩm của Apple, nổi bật nhất là NeXTSTEP, sau này đã trở thành hệ điều hành Mac OS X. Dưới sự chỉ huy của Steve Jobs, Apple từng bước tăng doanh thu đáng kể qua việc ra mắt iMac và những sản phẩm mới khác. Kể từ đó, những thiết kế kế đầy sức hút và thương hiệu quyền lực vận hành trôi chảy phục vụ cho sự phát triển của Apple.

Đây chắc chắn không phải thương tự mua lại đắt nhất, xét về giá trị. Tuy nhiên, nếu nhìn vào hiệu quả mà bản hợp đồng này đem lại thì nó thực sự rất khó có thể đong đếm. Trên thực tế, tại thời điểm ký kết hợp đồng, NeXT đã tiêu tốn của Apple 429 triệu USD, trong khi 17 năm sau, Apple thậm chí đã chi 3 tỷ USD để mua Beats.

Tai nghe Beats tại cửa hàng Apple Store

Beats cũng là một thương vụ có ý nghĩa quan trọng vì đây là một trong số ít các vụ mua lại mà Apple giữ tên sau khi sáp nhập. Ví dụ, Apple vẫn đang bán tai nghe Beats, 8 năm sau khi mua lại công ty. Nhưng Beats Music đã ngừng hoạt động vào năm 2015, sau đó được đổi tên và trở thành một phần của nền tảng Apple Music ngày nay.

Tương tự, Siri cũng là tên của một thương hiệu chuyên nghiên cứu giọng nói. Công cụ nhận dạng giọng nói của Siri được cung cấp bởi Nuance Communications, một công ty công nghệ thoại. Sau này, Apple mua lại và vẫn giữ cái tên đó cho trợ lý ảo trên hầu hết thiết bị có gắn logo quả Táo.

Những thương vụ thâu tóm “yên ả” hơn

Bên cạnh những thương vụ vẫn ghi dấu rõ trên, Apple vẫn có những thương vụ thầm lặng hơn nhưng vẫn khiến chúng ta phải nhớ đến. Apple sẽ không bao giờ dán nhãn dán “Intel inside” trên iPhone của mình, ngay cả sau khi họ mua lại mảng kinh doanh modem điện thoại thông minh của Intel vào năm 2019.

Thêm nữa, họ cũng quyết định không giữ tên Texture, khi chi 485 triệu USD để mua dịch vụ tạp chí trực tuyến đó. Texture là một dịch vụ khác mà người dùng Android bị mất vì Apple quyết định biến nó thành dịch vụ mới độc quyền, lần này là Apple News+.

Sau đó, Apple cũng bị cho là mua lại Workflow mà chẳng vì lý do gì, đâu có dịch vụ nào của Apple tên là Workflow? Tuy nhiên, tới ngày nay thì chúng đã có Phím tắt. Apple có nhiều tham vọng hơn với công cụ này và nó đã thực sự trở thành người bạn đắc lực với người dùng Apple hiện nay. Phím tắt bây giờ là một phần quan trọng của iOS, và cả với macOS Monterey.

Tổng kết

Tim Cook đã từng nói, cứ sau 3-4 tuần, chúng tôi sẽ mua thêm một công ty mới. Nếu Apple giữ nguyên hiệu suất mà Tim Cook cho biết vào tháng 5/2019, giờ đây họ có thể đã mua thêm được 50 công ty kể từ đó. Tuy nhiên, có một sự thật là Apple sẽ không bao giờ công bố hết danh sách giỏ đồ đi chợ của mình. Thay vào đó, họ sẽ âm thầm hoạt động, phát triển nhiều hơn để người dùng có thêm các sản phẩm, dịch vụ mới. Đó mới là thứ mà người dùng chúng ta được hưởng hằng ngày.

Không mất thời gian nghiên cứu, hình thành và phát triển. Việc mua lại các thương hiệu đã thành công cũng là một quyết định sáng suốt phải không nào?

Điện thoại cũ tân trang ngày càng được ưa chuộng

Previous article

Đây là bộ dụng cụ “siêu to khổng lồ” mà Apple gửi cho người dùng sử dụng dịch vụ tự sửa chữa

Next article

You may also like

Comments

Comments are closed.

More in Góc nhìn