Tin tức

Các công ty công nghệ phá hủy hàng triệu ổ cứng mỗi năm

0

Một báo cáo mới đây từ Financial Times tiết lộ rằng, các công ty công nghệ tiêu hủy hàng triệu bộ máy chủ và ổ cứng sau mỗi vài năm. Thay vì việc xóa dữ liệu trong ổ cứng và bán lại, việc tiêu huỷ lại được đặt lên hàng đầu. Theo thông lệ, những công ty công nghệ như Amazon, Microsoft và Google sẽ nâng cấp ổ cứng lưu trữ của họ sau mỗi 4 hoặc 5 năm.

Bên cạnh đó, các ngân hàng, trụ sở cảnh sát và các cơ quan chính phủ cũng đã tiêu hủy hàng chục triệu thiết bị lưu trữ mỗi năm. Điều này là do một lượng dữ liệu nhỏ bị tiết lộ cũng có thể có hậu quả pháp lý khá nghiêm trọng.

Quá trình tiêu hủy ổ cứng

Tháng trước, ủy ban chứng khoán và giao dịch Mỹ đã phạt Morgan Stanley 35 triệu USD vì việc bán đấu giá hàng ngàn ổ cứng, từ đó để lộ dữ liệu của hàng triệu khách hàng. Hiện tại, vẫn chưa có thông tin về việc khách hàng có bị chịu tổn thất từ việc rò rỉ dữ liệu hay không. Tuy nhiên, rất nhiều công ty, đặc biệt là các công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đám mây chắc chắn không muốn tình trạng này xảy ra. Trên thực tế, nâng cấp lên ổ cứng mới tối ưu hiệu quả năng lượng tiêu thụ và giảm lượng carbon thải ra ngoài môi trường. Tuy nhiên, lượng carbon của hầu hết các công ty công nghệ đến từ việc sản xuất chứ không phải vận hành.

Trong ổ cứng có khoảng 70% linh kiện có thể tái chế, nhưng quá trình tái chế lại thải ra lượng khí thải tương đương quá trình sản xuất mới. Tệ hơn nữa khi các loại kim loại hiếm có trong linh kiện ổ cứng lại không thể tái chế lại được.

Các công ty công nghệ cho rằng, việc phá hủy chỉ là cách duy nhất để dữ cho dữ liệu an toàn. Tuy nhiên, các chuyên gia thấy rằng, đây là một lựa chọn thực sự không cần thiết. Rất nhiều các ổ cứng và máy chủ có thể hoạt động được trong nhiều năm hoặc thâm chí là một thập kỷ. Bên cạnh đó, nguy cơ phục hồi dữ liệu từ các thiết bị lưu trữ cũ có thể là rất thấp. Google và Microsoft cho biết họ đã bắt đầu sử dụng một số máy chủ có thể được tân trang lại. Nhưng quy trình tiêu chuẩn cho việc xử lý ổ cứng vẫn là tiêu hủy.

Đánh giá chi tiết iPhone 14 Pro Max: Flagship tốt nhất năm 2022?

Previous article

Mở khoá bằng khuôn mặt trên Google Pixel 7 còn rất nhiều vấn đề

Next article