Trong những năm gần đây, các hãng Smartphone đang làm rất mạnh trong việc thúc đẩy Marketing sản phẩm của mình. Lý do cũng đơn giản vì Marketing tốt, chỉn chu mang lại cho họ rất nhiều doanh số và lợi nhuận từ việc bán sản phẩm.
Tuy nhiên, không có ít hãng Smartphone hiện nay đang làm những mẹo Marketing rẻ tiền, chiêu trò và sai lệch thực tế. Và hầu như những chiến thuật Marketing này đều rất sơ sài và hướng tới sự thiếu hiểu biết của người dùng nhằm giảm bớt chi phí Marketing cũng như trục lợi cho mình.
1.Thu cũ đổi mới
Chắc hẳn chương trình thu cũ đổi mới không còn quá xa lạ gì đối với những hãng Smartphone nổi tiếng như: Samsung, Apple,.. Về lợi ích có thể thấy ngay được người dùng dễ dàng hơn trong việc bán lại máy cũ cho cửa hàng và chỉ cần trả thêm phần tiền còn thiếu để lên đời máy mới. Và các hãng cũng cho người dùng thấy được ưu điểm là giảm ngay 1-2 triệu đồng vào giá niêm yết của sản phẩm.
Tuy nhiên, nếu xem xét kĩ chúng ta có thể thấy được nhược điểm của hình thức này. Mức giá trong chương trình thu cũ đổi mới luôn được hãng niêm yết ngay từ đầu để có thể thu mua lại những sản phẩm cũ với mức giá không quá cao. Đơn giản có thể hiểu nếu bạn bán máy ra ngoài thì gần như sẽ nhận được mức giá cao hơn khi tham gia chương trình trade-in này.
Một nhược điểm nữa chính là nằm ở việc, sau khi ra mắt sản phẩm mới các hãng thường có rất nhiều sự điều chỉnh, giảm giá sản phẩm. Điển hình như Samsung. Điều này khiến các khách hàng tham gia chương trình thu cũ đổi mới thực sự không hài lòng. Tuy nhiên do sự thuận tiện, dễ dàng trao đổi cũng như thấy được lợi ích ban đầu rất nhiều người dùng không ngần ngại thu cũ đổi mới máy.
2. Quảng cáo những sản phẩm không có sẵn
Một điều khác cũng dễ thấy ở những công ty công nghệ là họ quảng cáo sản phẩm mà thực chất chúng ta không thể mua. Ví dụ điển hình là vào năm nay khi OnePlus quảng cáo rằng họ bán chiếc OnePlus 9 Pro phiên bản 128GB với mức giá 969 Đô ở Bắc Mỹ.
Tuy nhiên, sau đó công ty lại hoãn và hủy luôn phiên bản 128GB này, đổ lỗi là do chuỗi cung ứng chipset của họ không đáp ứng đủ. Điều đó có nghĩa rằng, người dùng phải bỏ ra 1069 Đô để mua chiếc OnePlus 9 Pro bản 256 GB và chẳng có chiếc OnePlus 9 Pro 128GB nào cả. Và sau đó, OnePlus tiếp tục áp dụng chiến thuật Marketing trí trá đó đối với chiếc OnePlus Nord 2 ở thị trường Ấn Độ.
Thực sự có thể thông cảm nếu tình trạng thiếu chip xảy ra là thật nhưng các bạn có thể thấy tình trạng này xảy ra tới 2 lần và cũng chẳng bao giờ một công ty cung ứng chip như Qualcomm lại để tình trạng này xảy ra đến lần thứ 2.
3.Tập trung vào lý thuyết, thông số
Một chiêu trò Marketing khác được các hãng sử dụng là tập trung vào các số liệu viển vông để làm nổi bật sản phẩm của mình lên. Ví dụ như năm 2020 Samsung đã tích hợp công nghệ Zoom 100X “Space Zoom” lên Camera của chiếc S20 Ultra.
Và thức tế thì chắc chắn đã quá rõ ràng rồi khi kết quả của những bức ảnh Zoom 100X thường quá tệ so với những gì mà hãng đã quảng cáo. Chưa xét đến 100X, chỉ cần chúng ta zoom đến 30X là đã có thể thấy được sự thất vọng thế nào rồi.
Rõ ràng, hãng đang quá tập trung vào thông số thay vì chất lượng của sản phẩm. Những thông số bay bổng, viển vông này chỉ là 1 trong rất nhiều những chiêu trò Marketing khiến người dùng bị thu hút.
4.Khẳng định sản phẩm tuyệt nhất, tiên phong nhất
Khi nhắc đến tiêu đề của mục 4 này chắc hẳn các bạn cũng nghĩ đến trong đầu 1 vài hãng thường nổ như vậy đúng không.
Sony là một trong những hãng có chiến thuật tự đề cao như vậy trong nhiều năm qua, vì hãng tuyên bố rằng Xperia XZ 2 có: “máy ảnh và máy quay tốt nhất thế giới trong một chiếc điện thoại thông minh chống nước”. Tuy nhiên, tất cả nhưng mẫu Smartphone có tính năng chống nước vào thời điểm năm 2014 bao gồm cả XZ 2 chưa bao giờ được công nhận là làm tốt bởi những chuyên gia công nghệ hay người dùng. Thế nhưng hãng vẫn muốn tuyên bố những gì tốt nhất, tiên phong nhất là thuộc về mình.
Một ví dụ nữa phải kể đến là thương hiệu Realme cũng đã từng tuyên bố khi mình là hãng tiên phong cho công nghệ SoC trên con chip khi bán sản phẩm đầu tiên của mình tại thị trường Ấn Độ. Và Realme không phải là công ty đầu tiên thực sự cung cấp điện thoại với công nghệ chipset này trên toàn cầu
5. AI ở mọi nơi
AI – 1 cụm từ luôn luôn được nhắc tới trên hầu hết các mẫu Smartphone từ tầm trung đổ lên. Cứ mỗi tính năng nhà sản xuất lại phải gắn thêm “AI” như: AI Camera, Vi xử lý AI,… để làm tăng thêm độ Pro, độ xịn xò của sản phẩm đó. Mọi thứ từ phần cứng đến phần mềm trên chiếc Smartphone đều được kèm theo chữ AI
Thực chất, AI là 1 công nghệ rất hữu ích, nó giúp mọi thứ được diễn ra tự động hóa, thuận tiện và phục vụ một cách thông minh cho người dùng nhưng nhiều khi họ lại quá lạm dụng. Phương thức này khiến mình cảm thấy khó chịu, ví dụ trên cứ mặt lưng nào đều được có dòng chữ AI Camera. Nhiều Camera AI mình rất thích, mỗi khi chụp ảnh lại nhận diện được chụp phong cảnh, chân dung, hay chụp trong nhà, chụp đêm từ đó đưa ra những chế độ chụp phù hợp, màu sắc. Trong khi đó AI Camera của nhiều hãng chỉ có duy nhất tính năng nhận diện cảnh và đối tượng thông minh hơn.
Chắc chắn, máy học được cách sử dụng ở đây, nhưng dù sao thì tính năng nhận dạng cảnh, đối tượng cũng đã tồn tại trong nhiều năm. Tuy nhiên, điều đó không ngăn các công ty thêm dòng chữ AI vào Everywhere trên sản phẩm của họ.
6. Gian lận, tự ý điều chỉnh số liệu
Việc gian lận điểm số chắc hẳn không còn quá xa lạ trong giới Smartphone. Gian lận ở đây có thể là gian lận điểm hiệu năng của CPU, GPU trên Antutu hay gian lận điểm thể hiện Camera trên DxOMARK.
Gần đây nhất là sự kiện Antutu đã chặn Realme GT sau khi phát hiện bằng chứng gian lận điểm Benchmark. Đây là cách mà các hãng đã làm để tăng điểm số hiệu năng của các thiết bị nhằm thu hút sự chú ý về thông số trong mắt của người dùng.
Cũng trong chủ đề này, chắc chắn không thể không nhắc tới phốt của Apple khi đã tự ý giảm hiệu năng của các mẫu iPhone có pin bị chai. Sự việc này bị phát giác khi đã có rất nhiều điểm số Antutu cực kì chênh lệch trên cũng 1 mẫu iPhone. Khi pin quá chai thì Apple sẽ giảm hiệu năng của mẫu máy đó xuống khiến máy chậm lag hơn. Và Apple cho rằng đây là cách để bảo vệ người dùng, khiến iPhone chai pin được tiết kiệm pin hơn trong quá trình sử dụng.