Góc nhìn

Cảm biến vân tay siêu âm đang trở thành xu hướng mới trên điện thoại Android cao cấp

0

Sau nhiều năm lép vế, công nghệ cảm biến vân tay siêu âm đang dần chiếm lĩnh thị trường smartphone Android cao cấp, hứa hẹn mang đến trải nghiệm mượt mà và bảo mật hơn cho người dùng.

Trên các mẫu điện thoại Android, cảm biến vân tay được chia thành 3 loại, bao gồm Vật lý, Quang học và Siêu âm. Trước đây, cảm biến vân tay điện dung vật lý, được đặt ở mặt lưng hoặc tích hợp vào nút nguồn, từng là giải pháp chủ đạo trên các thiết bị Android. Tuy nhiên, với xu hướng thiết kế tối giản và màn hình tràn viền, các thương hiệu Android đã chuyển sang dùng cảm biến vân tay đặt trong màn để.

Cảm biến vân tay siêu âm đang trở thành xu hướng trên điện thoại Android cao cấp

Từ năm 2019, khi Samsung tiên phong tích hợp cảm biến siêu âm của Qualcomm lên Galaxy S10, công nghệ này đã cho thấy tiềm năng vượt trội. Độ chính xác cao, hoạt động ổn định ngay cả khi tay ướt, và đặc biệt là không phát ra ánh sáng khó chịu trong bóng tối là những ưu điểm nổi bật của dòng vân tay siêu âm. Tuy nhiên, chi phí cao và nguồn cung hạn chế đã khiến cảm biến siêu âm chỉ xuất hiện trên một số ít flagship của Samsung.

Cảm biến vân tay trong màn trên điện thoại Samsung

Ở thời điểm đó, các thương hiệu khác như OnePlus, Google, Xiaomi hầu như chỉ sử dụng cảm biến vân tay quang học. Mặc dù đều trang bị loại cảm biến giống nhau, nhưng khả năng nhận dạng và tốc độ mở khóa giữa các thiết bị này lại có sự chênh lệch đáng kể. Trong đó, Google Pixel là dòng điện thoại bị đánh giá kém nhất khi khả năng nhận dạng không chính xác và tốc độ chậm.

Pixel 6
Ngay từ khi ra mắt, vân tay trên dòng Google Pixel 6 đã nhận nhiều phản hồi tiêu cực khi khả năng nhận dạng lẫn tốc độ đều kém hơn các thương hiệu khác

Bước sang giai đoạn 2024-2025, thị trường điện thoại Android đã có sự thay đổi rõ rệt khi nhiều dòng máy đến từ thị trường Trung Quốc đã lựa chọn tích hợp cảm biến vân tay siêu âm. Xiaomi 15, OnePlus 13, HONOR Magic7, vivo X200 Pro và iQOO 13 là những cái tên tiêu biểu, đánh dấu sự chuyển đổi từ cảm biến vân tay quang học sang siêu âm.

OnePlus 13, Xiaomi 15 và HONOR Magic7 (vị trí từ trái sang phải) đều đang chuyển sang cảm biến siêu âm

Theo 9to5Google, sự thay đổi trên đến từ việc các nhà cung cấp như Goodix bắt đầu sản xuất cảm biến siêu âm, giúp giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh. Đáng chú ý, Google vừa qua cũng đã trang bị cảm biến siêu âm của Qualcomm cho Pixel 9 sau khi nhận nhiều phản hồi tiêu cực về cảm biến quang học trên các thế hệ Pixel 6, 7 và 8.

Tốc độ mở khóa của Xiaomi 13 (bên trái, dùng vân tay quang học) và Pixel 9 (bên phải, sử dụng vân tay siêu âm)

Dù vậy, cảm biến quang học vẫn sẽ có chỗ đứng trên các thiết bị giá rẻ, chẳng hạn như dòng Redmi Note, TECNO CAMON hay Galaxy A series của Samsung. Tuy nhiên, với đà phát triển hiện tại, cảm biến vân tay siêu âm hứa hẹn sẽ trở thành chuẩn mực mới trên smartphone Android, mang đến trải nghiệm bảo mật cao cấp và tiện lợi hơn cho người dùng.

Theo: 9to5Google

Lộ thông tin Google mở rộng tính năng Quick Share sang máy Mac và iPhone

Previous article

Thị trường máy tính bảng quý 3: Samsung tăng trưởng mạnh, thu hẹp khoảng cách với Apple

Next article

Comments

Comments are closed.