Tin tức

Ví điện tử Momo bán 7,5% cổ phần cho ngân hàng Nhật với giá 170 triệu USD

0

Theo Nikkei Asia, Ngân hàng Mizuho của Nhật Bản sẽ nắm cổ phần của M-Service, công ty sở hữu MoMo – một nền tảng ví điện tử đang có thị phần lớn tại Việt Nam. Ngân hàng này dự kiến sẽ đầu tư tới 20 tỷ Yên (khoảng 170 triệu USD) để mua lại 7,5% cổ phần của M-Service, qua đó tận dụng hoạt động thanh toán của MoMo.

Hiện tại, M-Service đang vận hành ứng dụng thanh toán MoMo, được sử dụng bởi hơn 20 triệu người Việt . Được thành lập vào năm 2007, M-Service có mục tiêu là sẽ biến MoMo thành một siêu ứng dụng cho phép người dùng truy cập vào nhiều dịch vụ. Bằng việc hợp tác với hơn 90% ngân hàng tại Việt Nam cùng 10.000 thương nhân trong nước, công ty này đang nắm giữ hơn 80% thị phần trong lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số.

Manisha Shah, Giám đốc Tài chính MoMo. Ảnh: Vietcetera

Trước đó, Mizuho đã đầu tư vào Vietcombank – một trong những ngân hàng có vốn hóa lớn nhất tại Việt Nam hồi năm 2011. Việc đầu tư vào M-Service sẽ mang lại cho Vietcombank nhiều lợi thế hơn để tăng cường hợp tác trong thị trường bán lẻ Việt Nam. Ngân hàng Nhật Bản cũng đặt mục tiêu trở thành một thế lực trong lĩnh vực tài chính của Đông Nam Á; đặc biệt là khi dân số và nền kinh tế của khu vực Đông Nam Á ngày một phát triển.

Hiện tại, MoMo cho phép người dùng thanh toán hơn 500 dịch vụ khác nhau bao gồm hóa đơn điện, nước, internet, phí chung cư, nạp tiền điện thoại, đặt vé máy bay, vé tàu, vé xe, đặt phòng khách sạn, mua đồ ăn, thức uống, thanh toán cà phê, đổ xăng, mua sắm cùng các dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo hiểm. Bên cạnh đó, ứng dụng còn tích hợp chức năng tích điểm thưởng, đổi điểm thưởng lấy voucher mua sắm, nuôi heo đất hoàn tiền hoặc quyên góp cho các hoạt động thiện nguyện.

Văn phòng Momo. Ảnh: Vietcetera

Cùng với đó, Momo vũng vướng phải nhiều bê bối. Cuối năm 2017, nhiều khách hàng sử dụng ví điện tử MoMo bị lừa đảo sau khi có người tự xưng là nhân viên công ty gọi đến yêu cầu cung cấp mã xác thực OTP. Tới tháng 9 năm 2020, MoMo đơn phương chấm dứt hợp đồng với đối tác VieON. Phía VieON cho rằng việc chấm dứt hợp đồng này đã tạo nên rắc rối lớn cho người dùng VieON đồng thời “làm giảm sức cạnh tranh” của công ty này.

Tham khảo Nikkei Asia, Wikipedia

Không chỉ Việt Nam, Messenger gặp lỗi thông báo trên toàn cầu

Previous article

OPPO ấn định ngày ra mắt điện thoại gập tại Việt Nam

Next article

Comments

Comments are closed.