Tips & Tricks

Thử nhờ ChatGPT thiết kế nội thất cho căn phòng của chính mình: Kết quả quá ưng!

0

Trong lĩnh vực thiết kế nội thất, trí tuệ nhân tạo đang mang đến những giải pháp mới. Các công cụ AI, ví dụ như ChatGPT, có khả năng hỗ trợ người dùng hình dung và tạo ra các ý tưởng thiết kế. Bằng cách cung cấp hình ảnh không gian và mô tả nhu cầu, người dùng có thể nhận được những gợi ý thiết kế ban đầu từ AI.

Khả năng thiết kế đa dạng của ChatGPT

Điểm mạnh của ChatGPT không chỉ nằm ở việc đề xuất ý tưởng, mà còn ở khả năng tạo ra hình ảnh minh họa thiết kế từ ảnh chụp căn phòng của bạn. Với khả năng hiểu các mô tả bằng ngôn ngữ tự nhiên như “phong cách tối giản, ấm cúng”, ChatGPT có thể chuyển đổi chúng thành hình ảnh cụ thể, giúp bạn dễ dàng hình dung không gian sống sau khi được thiết kế. Từ phong cách tối giản đến không gian làm việc chuyên nghiệp, ChatGPT đều có thể đáp ứng linh hoạt. Để minh chứng rõ hơn, chúng ta sẽ cùng khám phá ba ví dụ thiết kế thực tế dưới đây.

Phòng khách hiện đại tối giản

Với bức ảnh căn phòng trống có một cửa sổ lớn. Yêu cầu của mình là thiết kế thành phòng khách với đầy đủ nội thất theo phong cách hiện đại.

  • Prompt: “Bổ sung đầy đủ nội thất cho căn phòng khách này theo phong cách hiện đại.”

Phòng khách được thiết kế theo phong cách hiện đại với sofa màu trung tính, bàn trà đơn giản và tranh trừu tượng làm điểm nhấn. Ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ lớn giúp không gian trở nên sáng sủa, sang trọng và dễ chịu.

Góc đọc sách ấm cúng

Với bức ảnh một góc phòng nhỏ gần cửa sổ, mình muốn decor lại thành một khu vực đọc sách để tận dụng được ánh sáng tự nhiên ngoài trời.

  • Prompt: “Tôi muốn biến góc phòng này thành một góc đọc sách ấm cúng.”

Thiết kế góc đọc sách hiện đại với nội thất tối giản. ChatGPT cũng đã đặt chiếc ghế đúng với vị trí mình mong muốn để tận dụng ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ lớn giúp tạo cảm hứng đọc sách hơn.

Không gian làm việc tại nhà tiện nghi

Với bức ảnh một phòng trống, mình muốn thiết kề thành một khu vực làm việc tại nhà với ưu tiên chính là có máy tính.

  • Prompt: “Tôi cần một bàn làm việc có máy tính. Bổ sung thêm đồ nội thất hiện đại.”

Không gian làm việc được thiết kế hiện đại, bố trí nội thất hợp lý. Màu sắc hài hòa với cây xanh tạo cảm giác thư giãn. Thiết kế đơn giản nhưng tinh tế, lý tưởng cho một không gian làm việc tại nhà.

Ưu điểm và hạn chế khi dùng ChatGPT trong thiết kế nội thất

Ưu điểm lớn nhất là tiết kiệm thời gian, dễ sử dụng, và phù hợp với người không chuyên về thiết kế nội thất. Tuy nhiên, đôi khi các thiết kế của AI có thể thiếu tính độc đáo và chi tiết nếu người dùng không cung cấp đủ thông tin cụ thể. May mắn thay, ChatGPT cho phép người dùng tương tác thêm để tinh chỉnh thiết kế.

ChatGPT đang mở ra những khả năng mới trong thiết kế nội thất, trở thành trợ thủ hữu ích cho bất cứ ai muốn tự thiết kế hoặc đổi mới không gian sống nhanh chóng và tiết kiệm. Dù chưa thể thay thế hoàn toàn nhà thiết kế chuyên nghiệp, nhưng chắc chắn là một công cụ đáng để thử nghiệm cho tương lai.

So sánh OPPO Find X8s và vivo X200 Pro mini: Cùng là flagship nhỏ gọn, vậy chọn máy nào?

Previous article

Comments

Comments are closed.