Tin tức

Quy trình sản xuất smartphone của Oppo nghiêm ngặt đến mức nào?

0

Những smartphone của Oppo luôn nổi bật với thiết kế trẻ trung, hiện đại, phù hợp với thị hiếu của giới trẻ. Ngoài thiết kế bắt mắt, hãng cũng rất coi trọng độ bền của từng thiết bị. Oppo tin rằng, sản xuất các sản phẩm chất lượng cao là cách tốt nhất để giữ chân người tiêu dùng. Vì vậy, hãng đã thực hiện quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt trong toàn bộ quá trình nghiên cứu. Để minh chứng cho điều này, vào năm 2017, phòng thí nghiệm tiêu chuẩn QE của Oppo đã được thành lập tại nhà máy ở Greater Noida, Ấn Độ.

Để hiểu hơn về quá trình này, hãy cùng nhìn vào chiếc Oppo F21 Pro mới ra mắt. Để tìm ra chất liệu hoàn hảo cho mặt lưng của máy, Oppo đã thử nghiệm hàng nghìn kết cấu khác nhau. Trong số hàng nghìn chiếc được thử nghiệm, chỉ có 6 chiếc được chọn rồi đem gửi đến các lần thử nghiệm thêm. Cuối cùng, trong số 6 mẫu này, họa tiết “da dạng hạt vải” đã được chọn. Bên cạnh việc mất nhiều thời gian để tìm ra chất liệu hoàn hảo, Oppo còn phải đưa ra quy trình sản xuất phù hợp để chế tạo ra chiếc F21 Pro với mặt lưng giả da “Sunset Orange”.

Để kiểm tra độ bền của chất liệu “da sợi thủy tinh” trên mặt sau, Oppo đã chà xát nó với miếng đệm tẩm cồn 5.000 lần, tẩy cao su 10.000 lần và mảnh vải denim 200.000 lần. Thử thách này được thực hiện để đảm bảo rằng điện thoại có thể tồn tại qua nhiều năm, tránh hao mòn cùng với va đập. Không chỉ có vậy, Oppo còn tìm hiểu về những nguyên nhân gây ra hư hỏng thẩm mỹ trên smartphone.

Thử nghiệm thả rơi cũng được thực hiện, nhưng là ở khoảng cách 1 mét thay vì mức rơi 0,8m tiêu chuẩn. Các bài thử nghiệm thả rơi bao gồm tất cả 6 cạnh và 8 góc với tổng số lần rơi từ 12 đến 24 lần. Tới thử nghiệm cuối cùng, hãng đã thả rơi từ ba lần từ độ cao 1,5 mét.

Tiếp theo là bài kiểm tra dưới mưa nhằm đạt khả năng chống nước tiêu chuẩn IPx4. Để thực hiện bài thử nghiệm trên, Oppo mô phỏng lượng mưa lớn sử dụng cách các máy phun nước với lượng mưa 10 lít mỗi phút. Sau đó, điện thoại được ngâm nước dưới độ sâu 20cm trong 30 giây rồi được lau khô. Sau ba ngày, Oppo tháo rời các bộ phận kiểm tra để đảm bảo rằng không có nước tiếp xúc với các bộ phận bên trong. Độ ẩm cũng có thể làm hỏng smartphone, do đó, điện thoại sẽ ở trong buồng 14 ngày khi tắt và bật nguồn. Trong đó, độ ẩm tương đối là 95% với nhiệt độ là 65 độ C. 

Vì nước mặn có tính ăn mòn cao hơn nước thông thường, do đó Oppo cũng thử nghiệm ở môi trường với 5% muối, độ ẩm tương đối 95% và nhiệt độ -45 độ C. Để vượt qua bài kiểm tra này, điện thoại phải còn đầy đủ chức năng và không có dấu hiệu hư hỏng bên ngoài.

Chưa hết, Oppo còn chạy thử nghiệm sốc nhiệt độ trong 300 giờ, lâu hơn bốn 4 lần so với tiêu chuẩn là 75 giờ. Thử nghiệm này kiểm tra xem điện thoại có thể tiếp tục chạy sau khi tiếp xúc với nhiệt độ trong khoảng từ 75 độ C đến -40 độ C hay không. Với dòng Oppo F21, vì sử dụng mặt lưng giả da nên máy phải vượt qua bài kiểm tra mồ hôi, bằng cách bọc thiết bị trong một miếng vải thấm mồ hôi nhân tạo với khoảng thời gian 24 giờ.

Mức giá của iPhone 14 sẽ khiến người dùng vô cùng bối rối

Previous article

Camera của OnePlus 10 Pro gây thất vọng

Next article