Tin tức

Nvidia phải “bỏ cọc” vụ mua lại ARM vì lo ngại độc quyền

0

Tháng 9 năm 2020, Nvidia đã công bố về thỏa thuận mua lại ARM với giá 40 tỷ USD, trong đó bao gồm 21,5 tỷ USD cổ phiếu và 12 tỷ USD tiền mặt. Số tiền còn lại sẽ được Nvidia thanh toán bằng tiền hoặc cổ phiếu tùy theo hiệu quả kinh doanh của họ trong tương lai. Nếu thương vụ này thành công, ARM sẽ hoạt động như một bộ phận riêng thuộc Nvidia. Trụ sở của ARM sẽ vẫn đặt tại Anh và vẫn duy trì sự trung lập với khách hàng toàn cầu. Tuy nhiên, dưới sức ép của các cơ quan quản lý, Nvidia đã từ bỏ việc mua lại ARM từ SoftBank Group.

Không chỉ các cơ quan quản lý, các thương hiệu công nghệ nói chung đều phản ứng gay gắt về thương vụ này. Họ đều lo ngại rằng, nếu thương vụ này thành công sẽ khiến Nvidia trở nên độc quyền, giảm tính cạnh tranh. Thậm chí vào tháng 10 năm 2021, Ủy ban châu Âu đã phải mở một cuộc điều tra vì lo ngại rằng việc sáp nhập có thể hạn chế quyền truy cập vào các thiết kế chip của ARM, dẫn đến giá cao, giảm sự lựa chọn và giảm khả năng cung cấp cho ngành bán dẫn.

ARM là một thương hiệu của Acorn (Anh Quốc), được SoftBank mua lại với giá 31 tỷ USD vào năm 2016. Không giống như các công ty sản xuất chip xử lý khác như AMD, Intel, Motorola hay Hitachi, ARM chỉ thiết kế và bán chip chứ không tạo ra các vi mạch CPU và GPU hoàn chỉnh. Kiến trúc ARM đã được nhiều công ty bán dẫn trên thế giới mua bản quyền, trong đó có Apple, Samsung, Qualcomm… Một số công ty lớn gần đây đã bắt đầu chuyển sang dùng chip ARM, chẳng hạn như các dòng Surface của Microsoft, hay Apple cũng đang có kế hoạch sử dụng chip này cho các máy Mac.

Theo Fortune, thương vụ này đổ bể không ảnh hưởng quá nhiều đến Nvidia. Công ty mẹ Softbank cũng sẽ nhận được khoản phí hủy bỏ trị giá 1,25 tỷ USD từ Nvidia do thỏa thuận không được tiến hành.

Theo Fortune

Apple chơi lớn, mua lại công ty làm AI Music

Previous article

Kho máy miễn phí của Sony tại Thế Vận Hội: Sony Alpha 1, Sony A9II và hơn 600 ống kính

Next article