Được giới thiệu khi ra mắt iOS 14.5, tính năng App Tracking Transparency sẽ yêu cầu các ứng dụng khi truy cập vào mã nhận dạng quảng cáo (IDFA) trên iPhone thì sẽ phải hỏi ý kiến người dùng. Trước động thái này của Apple, các công ty quảng cáo và công nghệ ở Trung Quốc đã không hài lòng và phát triển một phương thức mới được gọi là CAID để theo dõi người dùng mà không cần hỏi ý kiến. Dễ hiểu hơn là: lách luật của Apple!
Các hãng công nghệ Trung Quốc đang làm mưa làm gió
Được sự hậu thuẫn lớn từ Hiệp hội Quảng cáo Trung Quốc (CAA), nhóm công ty công nghệ gồm Baidu, Tencent và Bytedance (công ty mẹ của TikTok) đã bắt đầu thử nghiệm CAID. Những ứng dụng Trung Quốc này cho rằng, Apple không thể cấm họ trong việc theo dõi thông quảng cáo. Do đó họ cho ra đời CAID.
Tuy nhiên, trong một báo cáo mới đây cho biết rằng, nỗ lực của họ đã được cho là đã thất bại. Apple đã phản đối phương thức mà các công ty quảng cáo và công nghệ ở Trung Quốc gọi là CAID. Táo Khuyết sẽ chặn các bản cập nhật cho một số ứng dụng Trung Quốc có chứa CAID trên App Store. Apple đã dập tắt suy nghĩ đó và nắm lại quyền kiểm soát. Khi sử dụng ứng dụng trên iPhone chạy iOS 14.5 trở lên, người dùng sẽ thấy một cửa sổ thông báo mới. Đó là thông báo về Tính minh bạch theo dõi ứng dụng (App Tracking Transparency hay viết tắt là ATT). Một tính năng cung cấp cho bạn sự lựa chọn, có hoặc không việc chia sẻ dữ liệu cho ứng dụng.
Trong đó, những thông tin như tuổi, vị trí, dữ liệu về sức khỏe, thói quen chi tiêu và lịch sử duyệt web,… mà ứng dụng thu thập giúp lập bản đồ về những lần chạy bộ, tự động nhận diện khuôn mặt khi đăng tải ảnh lên mạng xã hội hoặc theo dõi vị trí, nhằm đưa ra quảng cáo một cách sát nhất. Nếu người dùng từ chối những truy cập trên, họ hoàn toàn có thể từ chối một cách hoàn toàn dễ dàng.
Comments