Theo các văn bản mới trong đơn khiếu nại chống độc quyền của Epic và Google, bắt đầu từ năm 2019, Google thực hiện “Chương trình Thiết bị Cao cấp” (Premier Device Program) nhằm tăng doanh thu tìm kiếm lên cao hơn so với mức thông thường họ nhận được. Đổi lại, các OEM phải đồng ý bán ra thiết bị mà không cài đặt bất kỳ kho ứng dụng bên thứ ba nào. Cụ thể, các OEM sẽ phải thực hiện quy tắc cấm “các ứng dụng có đặc quyền cài đặt APK” mà không có sự chấp thuận của Google, giúp Play Store trở thành cửa hàng số tích hợp duy nhất trên thiết bị.
Các sản phẩm đủ tiêu chuẩn trong chương trình trên sẽ nhận được 12% chia sẻ doanh thu từ tìm kiếm của Google, cao hơn so với mức 8% thông thường mà họ nhận được. Google còn khiến thỏa thuận trở nên hấp dẫn hơn nữa đối với các công ty như LG và Motorola khi chia sẻ cho họ từ 3% – 6% số tiền khách hàng đã chi tiêu trong Google Play Store trên thiết bị của họ.
“Chương trình Thiết bị Cao cấp của Google không được biết đến rộng rãi, và Epic cũng không hề biết đến nó trước khi Google gần đây bắt đầu đưa ra những vụ tài liệu liên quan trong vụ kiện tụng này”, luật sư của Epic viết. “Google đã tìm mọi cách để che giấu hành vi phản cạnh tranh này, cùng những điều khác, chẳng hạn như trong các thỏa thuận, điều khoản hạn chế các bên ký kết đều có cam kết ‘họ sẽ không đưa ra bất kỳ tuyên bố công khai nào về thỏa thuận này mà không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của bên kia’.”
Mặc dù đây là một sự “vạch trần” của Epic đối với hành vi phản cạnh tranh của Google, nhưng thực tế đơn khiếu nại này lại cho thấy sự thành công vang đội của “Chương trình” của họ.
“Vào tháng 05/2020, nhiều OEM Android lớn và phổ biến nhất trên thế giới đã chấp thuận tính độc quyền của Google Play trên hầu hết các thiết bị Android mới của họ. Motorola và LG cam kết gần như toàn bộ (98% và 95%) thiết bị của họ đều sẽ thực hiện chương trình Premier. Tập đoàn khổng lồ Trung Quốc BBK, vốn đứng sau một loạt thương hiệu Android như Oppo, Vivo và OnePlus cùng nhiều thương hiệu khác, cũng đã chỉ định khoảng 70% thiết bị mới của mình là “Premier”.”
Các công ty khác như Sony (50%) và Xiaomi (40%) lại không quá cam kết với chương trình này, điều này cũng khá là dễ hiểu khi hai thương hiệu này không cam kết với tỷ lệ cao. Tuy nhiên, Epic lập luận trong đơn khiếu nại của mình rằng chương trình này đã rất hiệu nghiệm về mặt quy mô trong việc ngăn chặn các cửa hàng bên thứ ba xuất hiện trên Android.
Thông tin này cho thấy rất ít các OEM mạo hiểm vượt ra ngoài các bức tường của Play Store. Epic tiết lộ, một báo cáo nội bộ của Google từ năm 2017 cho thấy rằng “lượt cài đặt ứng dụng thông qua các kênh khác ngoài Google Play (bao gồm cả lượt tải về trực tiếp cũng như những kho ứng dụng cạnh tranh) chỉ chiếm 4,4% lượt tải về ứng dụng Android tại Mỹ”.
P/s: Mời anh em tham gia group Android Việt Nam – group Vật Vờ Studio để chia sẻ thêm kiến thức cũng như giải đáp mọi thắc mắc tại đây.
Comments