Bấy lâu nay, chế độ tối ( Dark mode) luôn được quảng cáo là một trong những tính năng hay, tính năng này cho phép các thiết bị sử dụng màn hình OLED tiết kiệm năng lượng hơn so với việc sử dụng chế độ sáng thông thường trên màn hình OLED. Điều này đựa quảng cáo dựa trên việc màn hình OLED có thể tắt các pixel riêng lẻ khi hiển thị màu đen.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu của Đại học Purdue đã chỉ ra rằng việc chuyển sang chế độ tối không tạo ra sự khác biệt lớn về mức tiêu thụ năng lượng so với cách sử dụng thông thường.
Về kết quả nghiên cứu khi sử dụng Dark Mode
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một công cụ mới được phát triển có tên là PFOP (Per-Frame OLED Power Profiler) và thử nghiệm trên 6 app là Caculator, Google Calendar, Google Maps, Google News, Google Phone và YouTube. Qua công cụ này, các nhà nghiên cứu xem xét mức độ ảnh hưởng của Dark mode đến mỗi phút hoạt động của mỗi app. Các thiết bị được dùng là Pixel 2, Pixel 4, Pixel 5 và Moto Z3.
Kết quả cho thấy nhiều người dùng thường để chế độ độ sáng tự động cho thiết bị và khi ở trong nhà thì độ sáng sẽ vào khoảng 30-40%. Với độ sáng này khi chuyển từ Light Mode qua Dark Mode thì phần trăm pin tiết kiệm trung bình từ 3 đến 9% điện năng trên tất cả các thiết bị. Sự khác biệt lớn hơn chỉ xảy ra khi chuyển từ mức độ sáng cao trong Light Mode sang Dark Mode, ví dụ như khi dùng mức 100% nếu dùng ngoài trời nắng và chuyển từ Light Mode qua Dark mode thì có thể tiết kiệm từ 39-47% năng lượng. Điều này có nghĩa là khi độ sáng màn hình ở mức 100% trong Dark Mode thì máy sẽ hoạt động tiết kiệm pin nhất.
Kết luận về Dark Mode
Việc để độ sáng cao ở Light Mode sẽ làm hao pin điện thoại nên khi chuyển qua Dark mode sẽ thấy tiết kiệm pin hơn đáng kể, tuy nhiên nếu để độ sáng thấp hoặc trung bình và chuyển từ Light Mode qua Dark Mode thì sự khác biệt là không nhiều. Do đó nếu người dùng không để độ sáng cao trên thiết bị của mình thì có thể không cần phải dùng Dark mode nếu chỉ để tiết kiệm pin.
Nguồn: AndroidAuthority
Comments