Đầu tiên nói về thương hiệu đã tạo nên cục sạc này đó là ChargeAsap, một công ty của Úc. Và củ sạc 200W này của họ khi mà thực hiện gọi vốn trên Kickstarter đã thu được đến 1,3 triệu USD với 13,500 người ủng hộ. Hiện tại thì củ sạc 200W này đang được bán ra bởi Siliconz với mức giá 2 triệu. Còn bây giờ chúng ta sẽ nói chi tiết hơn về em sạc ChargeAsap Omega 200W này.
Và nếu bạn nào chưa biết thì đây chính là củ sạc 200W nhỏ nhất thế giới. Sơ qua về thiết kế các bạn có thể thấy em này sẽ được trang bị 4 cổng sạc trong đó 2 cổng A hỗ trợ những công nghệ như QC hay VOOC được ghi rõ cũng như là 2 cổng Type-C hỗ trợ PD đến 100W. Tất nhiên là sẽ có cả phần đèn led báo sạc nữa.
Phần chân cắm thì có thể xoay 360 độ, đây vừa là điểm cộng mà cũng vừa là điểm trừ còn trừ chỗ nào mình sẽ chia sẻ ở phần sau. Về cơ bản thiết kế em này cũng không có quá nhiều điều okhác biệt so với một củ sạc nhiều cổng bình thường nhưng nếu để nói là một củ sạc 4 cổng hỗ trợ PD thì đây là một củ sạc có thiết kế nhỏ gọn.
Làm một phép so sánh đơn giản ví dụ như củ sạc 61W của Macbook như mình có thì nó to phè phè hơn với phần chân nhô ra khá nhiều. Củ sạc của ChargeAsap sẽ chỉ cao và dày hơn khoảng 20%.
Còn nếu so với củ sạc 65W GaN của mình hay những củ sạc 30 – 45W của các hãng thì có thể gọi là nhỏ hơn rất nhiều. Trước khi đi vào test thực tế thì chúng ta sẽ nói sơ qua về thông số của cục sạc này cũng như những chuẩn mà nó hỗ trợ. Cụ thể hai cổng C hỗ trợ công nghệ PD có thể cung cấp đồng thời dòng sạc 100W một lúc. Nói dễ hiểu thì một cục sạc nhỏ như này nhưng các bạn có thể sạc cho cả 2 chiếc Macbook 16 96W một lúc.
Còn ở 2 cổng USB thì sẽ hỗ trợ đồng thời các chuẩn sạc như: AFC của Samsung, QC 3.0, SuperCharge của Huawei, VOOC của OPPO, FlashCharge của Vivo và DashCharge của OnePlus. Cái hay đó là nó tích hợp các những công nghệ sạc nhanh của các hãng Trung Quốc khác như Oppo hay Vivo, những công nghệ đặc trưng hiếm cục sạc nào có.
Còn test thực tế thì với Macbook Pro 13 khi dùng cổng PD với một sợi cáp PD thì máy báo 100W.
Tuy nhiên khi cắm 1 hoặc 2 cổng A thì khi này em Mac chỉ báo còn 65W. Còn khi đo bằng thiết bị khi sạc cho Macbook Pro 13 đang 60% pin thì thấy điện áp đứng ở 20V còn cường độ dòng điện sẽ ở mức 1,4A khá đều và tương đối ổn định. Tuy nhiên có một lưu ý là với cổng sạc A nếu bạn sạc cho các thiết bị như điện thoại Huawei, OPPO, vivo, … thì công suất tối đa sẽ chỉ là 22,5W mà thôi. Còn bạn nào quan tâm về cách chia công suất có thể tham khảo nhé:
Cách chia dòng 200W:
– C1 or C2 = 100W
– C1 + C2 = 100W + 100W
– C1+ A1 + A2 = 100W + 12w + 12W
– C1+ C2 + A1 = 100W + 65W + 22.5W
– C1+ C2+ A2 = 100W + 65W + 22.5W
– C1+ A1= 100W + 22.5W
– C2+ A2 = 65W + 22.5W
– A1 + A2 = 12W + 12W
– A1 or A2 = 22.5W
– C1 + C2 + A1 + A2 : 100W+ 65W + 12W +12W
Còn về nhiệt độ thì khi mình cắm sạc 4 cổng cùng 1 lúc với 1 chiếc Macbook Pro 60W, 2 chiếc điện thoại tổng 30W và 1 chiếc máy tính bảng 10W tổng khoảng 100W thì nhiệt độ đo được quanh củ sạc khoảng 55 độ trong khi đó khu vực nóng nhất là giữa 4 cổng sạc thì lên đến 60 độ. Nhiệt độ môi trường Hà Nội thì loanh quanh 20 độ, nên nếu so có thể gọi là hơi nóng chút. Còn nếu chỉ cắm một mình chiếc Macbook thì nhiệt độ sẽ chỉ khoảng 48 độ ở các cạnh, còn khu vực giữ các cổng sạc chỉ là 43 độ khá mát.
Tất nhiên với một củ sạc công suất cao đến 200W như này thì những công nghệ bảo vệ cũng phải tương xứng để chắc chắn rằng củ sạc luôn trong tình trạng tốt luôn an toàn. Và củ sạc ChargeAsap này ngoài lớp nhựa ABS bên ngoài để bọc thì bên trong sẽ gồm 3 lớp tản nhiệt khác nhau gồm:
- Lớp trên cùng màng Graphene tản nhiệt
- Lớp tản nhiệt nano mật độ cao
- Lớp cách nhiệt độ cao
Và sẽ gồm cả IC quản lý ổn định dòng cũng như bảo vệ để tránh khỏi quá dòng, quá áp, quá nhiệt hay ngắn mạch. Về cơ bản trước khi bán ra thì họ cũng đã phải trải qua rất nhiều bài test an toàn thì mới có thể đến được tay người dùng. Có thể nói về mặt tính năng thì em này khá ok khi nói trong tầm giá nếu so sánh về công nghệ với các thương hiệu khác. Tuy nhiên nó vẫn sẽ có một số điểm trừ mình muốn kể đến như:
Trọng lượng khá nặng nên nếu cắm ở ổ gắn thường nó không thực sự là tối ưu và chắc chắn. Khuyên các bạn là nên mua thêm củ sạc kèm cáp C7 thì nó sẽ có một đoạn nối dài dễ cắm hơn nhiều. Phần gia công chưa quá tốt, mình sờ vào các phần sơn mạ trên em Omega 200 này cảm giác chưa được cao cấp có phần chưa mịn.
Là khi dùng cả 4 cổng sạc mặc dù chưa max công suất nhưng vẫn cảm thấy khá nóng. Có thể nói đây sẽ là một cục sạc tốt để các bạn mua về và sử dụng nhất là trong thời gian tới nhiều nhà sản xuất sẽ đi theo phong trào bỏ củ sạc. Thì chỉ cần một củ này thôi chúng ta đã có thể sạc hầu hết các thiết bị khác nhau. Làm một phép tính đơn giản 1 củ sạc ChargeAsap giá 2 triệu thì chỉ tương đương giá các bạn mua 1 củ sạc Macbook 96 W cũng như 1 củ sạc 20W cho iPhone.
Comments