Tin tức

Apple có thể sẽ sớm tạm biệt ARM để qua RISC-V

0

Apple hiện tại với việc tự chủ trong quá trình tự thiết kế vi xử lý cho chính thiết bị di động hay máy tính từ trước tới nay, và công ty đang tiến thêm bước nữa bằng việc khám phá và phát triển các Subsystem dọc trong hệ điều hành sử dụng RISC-V.

Kiến trúc nguồn mở RISC-V hiện tại đang được dùng bởi nhiều công ty lớn như Nvidia, Google, Oculus, Qualcomm và rộng rãi trên các thiết bị IoT, siêu máy tính cho tới đồng hồ và xe tự hành. Amazon hay Alibaba cũng đang sử dụng kiến thúc này để thiết kế chip cho cơ sở dữ liệu và điện toán đám mây của họ. Trên trang chủ tuyển dụng của Apple thì công ty hiện tại đang tuyển lập trình viên RISC-V có trình độ cao.

Chi tiết hơn, Apple hiện đang tuyển lập trình viên có kinh nghiệm với RISC-V kiến trúc tập lệnh (ISA) và VaNG. VaNG hiện đang là hệ thống phát triển các sub-system trên iOS, macOS, watchOS và tvOS.

RISC-V là gì ?

RISC-V hoàn toàn khác biệt so với ARM hay x86. Thứ nhất, nó không phải là một công ty. Nó mới chỉ được nhìn nhận gần đây bởi giới học thuật tại trường Đại học California chi nhánh Berkeley vào năm 2010 với vai trò là một giải pháp mã nguồn mở, miễn phí bản quyền giúp thay thế cho những sản phẩm đang có khi ấy.

Sử dụng RISC-V giống với việc cài Linux thay cho Windows, bởi vậy bạn sẽ không cần phải mua, hay đồng ý với bất kì thỏa thuận cấp phép khó ưa nào. RISC-V được tạo ra nhằm mục đích tương tự đối với nghiên cứu và thiết kế bán dẫn.

RISC-V
Nguyên mẫu vi xử lý RISC-V

Bên cạnh bản thiết kế, ARM còn cấp phép sử dụng kiến trúc tập lệnh (Instruction Set Architecture – ISA) – những mệnh lệnh mà vi xử lý có thể hiểu mà không cần phiên dịch – và vi kiến trúc (microarchitecture) – cách mà những câu lệnh trên được thực thi.

Ngược lại, RISC-V thì hiếm khi cung cấp ISA, nó cho phép bên nghiên cứu và nhà sản xuất tự định nghĩa cách mà họ thực sự muốn sử dụng nó. Đặc điểm này giúp thiết kế này có thể mở rộng để phù hợp trên nhiều thiết bị phục vụ các mục đích khác nhau, từ con chip 16 bit, tiêu thụ ít năng lượng cho các hệ thống nhúng, tới các vi xử lý 128 bit thiết kế riêng cho siêu máy tính.

Và ngay từ cái tên ta có thể biết được rằng RISC-V sử dụng những quy tắc của máy tính với tệp lệnh đơn giản hóa (Reduced Instruction Set Computer), giống với những con chip dựa trên thiết kế ARM, MIPS, SPARC và Power.

RISC-V có ý nghĩa như thế nào với Apple ?

Apple hiện tại có hàng tá sản phẩm trên nhiều nghành. Ví dụ, máy tính xách tay MacBook, điện thoại iPhone, tablet iPad, Apple TV box, điều dựa trên vi xử lý System on Chip (SoC) sử dụng kiến trúc ARM. Apple Watch, AirPods, HomePod có System in Package(SiP) cũng sử dụng ARM, ngoài ra có một số lõi ARM như T2, W3, U1,…,.

RISC-V International

Apple luôn phải trả phí bản quyền thiết kế ARM, tới từng lõi ARM mà Apple thiết kế. Nếu số lượng lõi tăng, số tiền Apple trả cũng sẽ tăng theo. Vì thế, nếu chuyển sang kiến trúc mới miễn phí bản quyền như RISC-V có thể giúp Apple tiết kiệm rất rất nhiều tiền mỗi năm. Western Digital cũng tích hợp RISC-V vì tính tiết kiệm năng lượng của nó nhiều năm về trước.

Nguồn: Patently Apple

Đánh giá chi tiết TV LG OLED evo: 53 triệu xứng đáng đến từng xu!

Previous article

Huawei vẫn mua chip Qualcomm bất chấp việc không hỗ trợ 5G

Next article

Comments

Comments are closed.